Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2003-12-17 21:21:17    
Đại ca dân tộc Động đầy hứa hẹn

cri
Các bạn thân mến, Đại ca dân tộc Động là một loại hình nghệ thuật dân gian lưu truyền hơn 2500 năm của dân tộc Động ở TQ. Huyện Lê Bình tỉnh Quý Châu TQ là quê hương của đại ca dân tộc Động.

Đại ca dân tộc Động là hợp xướng do những người hát bè cao, vùa và thấp tự nhiên phối hợp thành. Trước đây hát đại ca là một sinh hoạt không thể thiếu được của dân tộc Động, văn hoá và tập tục của dân tộc theo những bài hát chất phác du dương truyền từ đời này sang đời khác. Dân tộc Động sinh sống ở những vùng xa xôi hẻo lánh, hình thức nghệ thuật đại ca của họ ít được người đời biết đến. Cho đến thập niên 50 thế kỷ trước, giới âm nhạc mới phát hiện đại ca dân tộc Động, sự kiện này đã bác bỏ quan điểm của giới âm nhạc phương tây cho rằng: “Dân gian TQ không có ca khúc hợp xướng”.

Những năm gần đây, do tác động tiêu cực của sự phát triển kinh tế và xã hội, đại ca dân tộc Động đang đứng trước nguy cơ bị mai một, đại ca dân tộc Động đã lưu truyền hơn mấy nghìn năm, liệu có thất truyền như một số loại hình nghệ thuật dân gian khác không?

Tại thôn Nham động huyện Lê Bình, mấy cụ già đang dạy trẻ em hát đại ca dân tộc Động. Cụ hát một câu, các em chăm chú hát theo. Các cụ thỉnh thoảng dừng lại, uốn nắn những chỗ hát sai và giảng giải cho chúng biết ý nghĩa của lời ca. Ông Ngô Ứng Thanh năm nay đã 61 tuổi, ông nói ông đang dạy các cháu hát.

“Tôi bắt đầu dạy đại ca từ năm 40 tuổi, lúc bấy giờ đại ca của dân tộc Động chưa được đưa vào chương trình học, bây giờ đã được đưa vào chương trình, nhà trường mời chúng tôi đến đây dạy học sinh, một tuần mấy buổi. Qua bài hát, chúng tôi dạy học sinh phải đối xử với bố mẹ như thế nào, phải cần cù lao động v.v.”

Theo truyền thống của dân tộc Động, những người dạy đại ca như ông Thanh được tôn là Ca Sư. Thôn Nham Động có truyền thống hát đại ca, ông Thanh bắt đầu học hát đại ca từ lúc lên 3 tuổi, đến nay đã hơn 50 năm. 50 năm qua, chị ông Thanh đã sang một số nước Đông Âu thăm và biểu diễn đại ca, rất được hoan nghênh, như vậy, chị ông Thanh là người đầu tiên giới thiệu đại ca của dân tộc Động ra nước ngoài. Từ đó, thôn Nham Động nổi tiếng là “quê hương đầu tiên mang đại ca dân tộc Động ra nước ngoài”, đã thu hút nhiều người ở thôn khác đến học hát.

1  2