Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2003-12-06 14:47:02    
Phong tục an táng ở Tây Tạng

cri
Dân tộc Tạng có 5 hình thức an táng , đó là Thiên táng , Thủy táng , Hoả Táng ,Thổ táng và Tháp táng . Sự khác nhau về hình thức an táng là quyết định ở khả năng kinh tế và địa vị xã hội của đó .

Thiên táng :

Thiên táng hay còn gọi là Điểu táng hoặc Không táng , là một phong tục cổ xưa của dân tộc Tạng và cũng là hình thức phổ biến nhất ở các khu vực đồng bào Tạng .

Đồng bào người tạng sau khi qua đời thi hài sẽ được cuốn vải trắng đặt trên một cái giá xây bằng đất ở một góc trong nhà . Trong 3 đến 5 ngày trước khi đưa đi an táng , phải mời Lạt-ma đến tụng kinh từ sáng đến tối để siêu độ linh hồn cho người quá cố, thường thì phải tụng kinh trong 49 ngày .

Họ hàng thân thích và bạn bè của người quá cố đều phải đến viếng . Khi đến mang theo một bình rượu , một dải khăn trắng , một ít Bơ và một bó hương , có người còn biếu thêm phong bì với số tiền tùy ý , ngoài phong bì có viết hai chứ “ Viếng thăm” .

Nhà nào có tang thì phải treo một chiếc hũ màu đỏ ở trước cửa , miệng hũ được cuốn bằng lông cừu trắng hoặc dải khăn trắng . Trong hũ có đựng các đồ táng gồm 3 món ăn mặn :tiết , thịt và mỡ và 3 món chay :sữa , pho-mát và bơ , mỗi ngày phải thêm vào một ít . Đây là những đồ tế cho người quá cố.

Sau khi mất được 3 đến 5 ngày phải chọn ngày lành để đưa tang . Trước hết dùng những đồ tế dải thành một đường thẳng từ chỗ đặt thi hài đến cửa nhà , sau đó hậu duệ của người mất cõng thi hài đi theo đường kẻ này ra đến cửa nhà để tỏ lòng hiếu thảo. Khi ra đến cửa sẽ do những người chuyên làm nghề đưa tang dùng ga giường hoặc bao tải lớn cuốn thi hài rồi khênh đi .

Sáng hôm đó tất cả bạn bè thân thích đều phải đến tưa tang . Mỗi người cầm một nén hương và đưa tận đến ngã ba đường . Người nhà cũng đưa tang nhưng không đến chỗ thiên táng mà do một vài người bạn thân đưa đi và giám sát việc thiên táng . Khi thi hài đưa ra khỏi cửa , người khênh thi hài và người đưa tang đều không được quay đầu lại và cũng không được đến nhà người có tang trong hai ngày sau khi thiên táng .

Ở ngoại ô phía bắc thành phố La-sa có một đài thiên táng , từ chân núi lên tới đài khoảng một dặm đường . Gọi là đài ,chứ thực ra đó là một phiên đá lớn trên núi . Theo kể một đài thiên táng lớn có thể cùng lúc làm lễ thiên táng cho 10 người .

Sau khi thi hài được đưa tới đài thiên táng sẽ đốt một đống hương tùng bách ở gần đài và rắc các đồ tế gồm 3 món mặn , 3 món chay lên đống hương . Làm như vậy là để báo tin cát tường cho đàn chim Kền Kền ở gần xa trong núi biết . Chỉ một lúc sau chim Kền Kền sẽ từng đàn bay từ khắp nơi đến .

Lúc này Lạt-ma-thầy cúng bắt đều tụng kinh siêu độ cho vong linh . Người làm nghề thiên táng sẽ uống rượu làm từ lúa mì thanh khoa và sau đó bắt tay vào việc mổ xẻ thi hài . Tận khả năng đáp ứng mong muốn của gia quyến người quá cố , xử lý kỹ từ xương , thịt đến nội tạng , óc v,v của thi hài . Sau đó gọi đàn Kền Kền đã chực từ lâu đến ăn hết thịt và xương . Nếu vẫn còn sót lại , người làm nghề thiên táng sẽ chộn một số đồ tế vào để chim Kền Kền ăn cho đến khi không sót lại tí nào trên đài thiên táng . Như vậy báo hiệu linh hồn của người chết đã về trời hoặc truyền thế . Và quá trình thiên táng kết thúc .

Sau khi hoàn thành thiên táng , người giám sát đại diện của gia đình người mất sẽ đem rượu , thịt , trà v,v thết đãi những người làm nghề thiên táng , bày tỏ sự tôn kính đối với họ .

1  2