Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2003-12-02 14:14:46    
Chị Hoàng Uyển Thu - hoá thân của "chị Ba Lưu"

cri

Thời giờ thấm thoắt trôi qua, sau 40 năm, “chị Ba Lưu” trẻ tuổi khéo miệng giỏi nói trên màn bạc năm xưa nay đã trở thành một phụ nữ ngũ tuần. Nhớ lại chuyện xưa, chị hết sức xúc động rằng:

Hơn 40 năm qua, chị đã trải qua quãng đường đời đầy sóng gió mưa sa. Vì sắm vai chị Ba Lưu nên chị từng cảm nhận niềm vui trong thành công rực rỡ. Nhưng cũng chính vì sắm vai này mà trong thời kỳ Đại cách mạng văn hóa, chị đã phải chịu sự dày vò và đau khổ một cách phi nghĩa. Nhưng chị vẫn cảm thấy niềm hân hạnh vì đã được sắm vai chị Ba Lưu và gây dựng hình tượng nghệ thuật tốt đẹp về chị Ba lưu. Bất kể gặp phải những khó khăn và trắc trở gì, sức mạnh tinh thần của chị Ba Lưu vẫn mãi mãi đưa đường dẫn lối và động viên chị.

Chị Uyển Thu nghĩ như vậy và chị đã làm như thế. Song chị cảm thấy như vậy thôi vẫn chưa đủ, bởi vì chị biết rằng, năm tháng trôi đi thì nhan sắc cũng sẽ phai mờ, nếu như không có ai kế thừa và phát huy loại hình nghệ thuật dân tộc chị Ba Lưu, thì hình tượng nhân vật này sẽ có ngày bị phai nhạt thậm chí bị mọi người quên lãng. Thế là trong lòng chị ôm ấp mơ ước là sẽ truyền tụng những bài hát, những câu chuyện về chị Ba Lưu cho các thế hệ sau. Chị tin rằng, nghệ thuật sẽ trẻ mãi không già. Hiện nay, ngoài đảm nhiệm những chức vụ quan trọng như: phó giám đốc sở văn hóa thành phố Quế Lâm, phó chủ tịch hội liên hiệp văn học nghệ thuật Quảng Tây ra, chị còn mở một trường nghệ thuật, dốc sức vào việc đào tạo nhân tài nghệ thuật. Năm ngoái, chị lại kết hợp văn hóa với du lịch, thành lập khuôn viên cảnh quan “Chị Ba Lưu”. Chị nói:

Khuôn viên cảnh quan “Chị Ba Lưu” trưng bày những tấm hình trong bộ phim “Chị Ba Lưu” năm xưa, tái hiện quang cảnh nhà ở của tên địa chủ “Mạc Hoài Nhân” và nhà của “anh Ngưu” ngay trong cảnh quan tươi đẹp của Quế Lâm, tái hiện cảnh bến nước vườn đào. Các du khách đặt chân đến đây, sẽ hồi tưởng lại hình ảnh chị Ba Lưu.

Chị còn nói rằng, chị Ba Lưu năm xưa đi đến đâu cũng bị địa chủ bức hại, đành phải rời khỏi quê hương xinh đẹp của mình. Hiện nay, đã không còn những tên địa chủ cường hào nữa, mọi người có sống trong sung túc giàu có, chị cũng phải xây dựng quê nhà tươi đẹp cho chị Ba Lưu ngay trên non nước Quế Lâm, để mọi người trong khi thưởng thức cảnh đẹp Quế Lâm lại có thể cảm nhận nền văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc Choang. Chị còn lấy khuôn viên này làm nơi truyền bá văn hoá “Chị Ba Lưu” cho muôn đời sau, để không những người Trung Quốc quen biết chị Ba Lưu và để cả thế giới đều biết rằng ở Trung Quốc có chị Ba Lưu.

1  2  3