Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2003-11-28 21:13:56    
Nhà văn nổi tiếng Trung Quốc Ba Kim

cri

Vi : Cuộc sống không phải hưởng thụ , không phải đòi hỏi, mà là hiến dâng , đóng góp . Những năm 80 , trong bức thư gửi các em học sinh trường tiểu học trung tâm Tiền Kiều Vô Tích và trường tiểu học Đông Thành Căn Thành Đô , ông Ba Kim đã nêu rõ tư tưởng này . Nhiều tác phẩm và bài viết của ông như : Ba Kim toàn tập 26 cuốn , Tác phẩm dịch của Ba Kim 10 cuốn , Tưởng nhớ Tào Ngu , Cáo biệt độc giả v v... do ông hiệu đính và viết khi ông đã sau 90 tuổi .

Thành : Đầu những năm 80 , ông Ba Kim mắc bệnh Parkinson , trong 20 năm lại đây , tuy bệnh tình được khống chế , nhưng căn bệnh này luôn luôn hành hạ ông . Tay ông thường xuyên run lẩy bẩy . Khi viết lách , cây bút cầm lên lại rơi xuống , cứ thế lập lại mười lần mới cầm nổi cây bút . Có khi viết có mấy chữ , ngón tay đã không cử động được , muốn xoè ra không được , cụp vào cũng không xong . Ông sốt ruột qúa , tự nhiên nghĩ ra một cách : dùng tay trái đẩy tay phải . Thật là chữ chữ gian nan .

Vi : Qúy vị và các bạn có biết không ? Ông Ba Kim và bà Băng Tâm—một nhà văn cự phách khác của Trung Quốc là đôi bạn tri kỷ . Năm 1922 , Ba Kim đọc tập thơ “ Phồn Tinh ” của Băng Tâm mới xuất bản , lập tức bị những câu thơ đầy triết lý và chân thành cuốn hút . Nhưng phải 11 năm sau Ba Kim mới gặp mặt bà Băng Tâm . Trong mấy chục năm sau , tình bạn giữa hai nhà văn không ngừng sâu sắc và thăng hoa . Đặc biệt là tháng 4 năm 1980 , ông Ba Kim và bà Băng Tâm cùng trong đoàn đại biểu nhà văn Trung Quốc sang thăm Nhật. Lúc đó , ông bà đã 70 , 80 tuổi . Một buổi tối , hai ông bà đi lại không tiện này ngồi trong phòng khách nói chuyện . Đây là cuộc nói chuyện cởi mở kéo dài đầu tiên kể từ khi ông bà quen biết nhau . Buổi nói chuyện đó , ông bà cảm thấy trái tim càng gần gũi nhau hơn , cảm thấy hiểu nhau hơn bao giờ hết .

Thành : Năm 1985 , bà Băng Tâm dọn nhà mới , ông Ba Kim đến thăm bà , đây là lần gặp cuối cùng giữa ông bà . Trong mười mấy năm về sau , ông bà thường trao đổi tình cảm và gửi lời hỏi thăm nhau bằng thư từ . Trong bức thư gửi bà Băng Tâm , ông Ba Kim viết , Sự tồn tại của bà là một sức mạnh . Nghĩ đến bà vẫn còn sống , tôi cảm thấy một sức mạnh kéo tôi tiến lên . Tôi vẫn coi bà là một ngọn đèn không bao giờ tắt , ánh đèn vẫn sáng , tôi đi đêm không cảm thấy cô đơn .

Vi : Hai cụ già thế kỷ này , một người được mọi người tôn là bà nội văn học , nguyên lão cuối cùng của Phong trào Ngũ Tứ năm 1919 , một người được mọi người tôn là nhà văn bậc thầy , nhà văn vĩ đại . Vào tuổi 80 ,90 , tiếp tục động viên nhau không ngừng sáng tác mặc dù tuổi già sức yếu .Tình bạn của hai cụ đã để lại một gia thoại trong văn đàn Trung Quốc .

Thành : Với tác phẩm đồ sộ , hoạt động xã hội 70 năm , cuộc đời , phẩm chất và theo đuổi lý tưởng 100 năm , sự tìm tòi về phẩm chất và lý tưởng , ông Ba Kim đã dựng lên một tượng đài cho mình . Đúng như một học giả Pháp nói đầu những năm 50 : Tác phẩm của Ba Kim là sự miêu tả xúc động lòng người về sự phục hưng văn học và cách mạng xã hội Trung Quốc , các tác phẩm này giống như ca khúc cổ lay động lòng người và vĩnh viễn tồn tại trong thế gian .

Vi : Thưa qúy vị và các bạn , trên đây chúng tôi giới thiệu nhà văn nổi tiếng Trung Quốc Ba Kim . Qúy vị và các bạn có cảm nghĩ gì về nội dung chương trình hôm nay , xin viết thư cho Thúy Vi và La Thành biết nhé . Chương trình Vườn văn hóa hôm nay đến đây là hết . Xin tạm biệt qúy vị và các bạn .

Thành : La Thành xin chào qúy vị và các bạn .


1  2