Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Trỗi dậy--giới thiệu tình hình tái thiết vùng động đất Tứ Xuyên
   2009-05-12 17:56:30    cri

Tái thiết đường ô tô, cũng là một khâu quan trọng trong công tác tái thiết. Trận động đất lớn năm ngoái cùng các thiên tai sụt lở v.v do động đất gây nên, khiến cơ sở hạ tầng giao thông Tứ Xuyên bị phá huỷ nghiêm trọng. Tính đến nay đã hoàn thành 4 dự án tái thiết đường ô tô cao tốc ở vùng động đất, trong 84 đường ô tô cùng trục đường kinh tế quan trọng bị hư hỏng đã có 82 đường được khởi công xây dựng.

Ngoài ra, công tác tái thiết công trình phục vụ công cộng như y tế điều trị v.v ở vùng động đất cũng dự kiến sẽ cơ bản hoàn thành trong vòng hai năm.

Phóng viên Đài chúng tôi trong lúc lấy tin cũng chú ý tới, trong quá trình tái thiết, mọi người không những theo đuổi tốc độ, mà còn nêu ra yêu cầu rất cao đối với quy hoạch và chất lượng công trình.

Ông Tiêu Hữu Tài, Phó Chủ tịch châu tự trị dân tộc Tạng dân tộc Khương A-bá cho chúng tôi biết, việc tái thiết Ánh Tú sẽ học hỏi kinh nghiệm quốc tế, áp dụng kỹ thuật và vật liệu tốt nhất.

"Một là làng Ngư Tử Khê thị trấn Ánh Tú lấy kết cấu thép nhẹ làm chính; hai là, bệnh viện, trường học lấy kết cấu thép làm chính, áp dụng một số vật liệu làm mặt tường loại nhẹ; ba là các kiến trúc dân dụng khác lấy kết cấu khung làm chính, vật liệu mặt tường áp dụng đổ bê-tông."

Sự quan tâm chất lượng công trình không chỉ đến từ chính quyền và dân chúng, là bên thi công cũng không thể coi nhẹ đối với chất lượng công trình.

Tại trung tâm phúc lợi thành phố Thập Phường, ông Hoàng Văn Vệ, Tổng công trình sư Ban Dự án xây dựng giúp đỡ Thập Phường của Bắc Kinh cho chúng tôi biết, đội thi công trung tâm phúc lợi có hơn 200 công nhân, trong đó gần một nửa số người từng tham gia xây dựng công trình Thế vận hội Bắc Kinh. Họ bảo đảm chất lượng công trình trung tâm phúc lợi sẽ không thấp hơn sân nhà thể thao Thế vận hội Bắc Kinh.

"Đối với chất lượng, chúng tôi kiểm soát chất lượng ngay từ khâu vật liệu, mỗi vật liệu đưa đến đều cần phải có giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng, sau đó chúng tôi còn kiểm tra tại chỗ, đạt tiêu chuẩn mới được đưa vào sử dụng công trình. Trong sử dụng chúng tôi còn có quá trình kiểm soát, mỗi bước thứ tự làm việc đều phải nghiêm khắc kiểm tra, nếu chất lượng không đạt tiêu chuẩn thì sẽ không được đưa vào thứ tự làm việc bước tiếp theo. Sau khi hoàn thành thứ tự làm việc còn phải tiến hành kiểm tra thành phẩm."

Thực ra,công trình cần tái thiết tại Tứ Xuyên không chỉ hạn chế ở các công trình phần cứng bị huỷ hoại trong động đất, còn biết bao tâm hồn bị ám ảnh bởi vết thương động đất. Các giới xã hội đang dang rộng vòng tay nhân ái, giúp đỡ họ thoát khỏi bóng đen động đất, tạo dựng lại niềm tin đối với cuộc sống.

"Em tên là Su-di, năm nay 13 tuổi. Em thích môn thể thao bơi lội, thích đáng đàn Pi-a-nô, thích ăn hoa quả, cũng rất thích gấu mèo."

Bé gái đang dùng tiếng Anh tự giới thiệu mình tên là Su-di, em là học sinh trường Quang Á thành phố Đô Giang Yển tỉnh Tứ Xuyên. Ngày 12 tháng 5 năm 2008 là một ngày khó quên trong đời đối với em. Vài tiếng đồng hồ trước lúc xảy ra động đất, cha mẹ em còn đến trường thăm con gái, nhưng họ đâu có ngờ, lần gặp mặt đó đã trở thành lần vĩnh biệt trong gia đình họ. Khi cha mẹ em lái xe về nhà, đã xảy ra động đất, cha mẹ em đến nay vẫn không rõ tăm tích.

Trong động đất, những em trở thành trẻ mồ côi như bé Su-di cả thảy có 650 emi. Bị cú sốc của động đất và mất cha mẹ, khiến bầu trời của các em trong chốc lát trở nên ảm đạm. Một năm trước, phóng viên Đài chúng tôi khi gặp bé Su-di lúc lấy tin, bé trầm lặng ít nói, xem ra có vẻ chán nản. Năm nay, lúc gặp lại bé tại trường Quang Á, bé đã cởi mở hơn nhiều.

Giáo viên Chủ nhiệm lớp Ngô Hiểu Hà cho chúng tôi biết, theo quy định của Bộ Dân chính Trung Quốc, trẻ mồ côi động đất mỗi tháng được nhà nước trợ cấp sinh hoạt 600 Nhân dân tệ, để giải quyết chi tiêu cuộc sống của trẻ mồ côi. Ngoài ra, chính quyền các địa phương còn có tài trợ thêm, các giới xã hội cũng sẽ hỗ trợ các khoản tiền không định kỳ, cộng thêm Hiệu trưởng ngay từ đầu đã cam kết sẽ giúp bé Su-di hoàn thành việc học hành, bé Su-di hiện không có áp lực về kinh tế. Thầy cô, bạn học hiện còn tìm mọi cách xoa dịu vết thương trong tâm hồn em:

"Ngày Chủ Nhật đến ngày thứ Sáu, em cùng ăn ở với các bạn, như anh chị em trong nhà. Cuối tuần có lúc em chơi với bạn học, hoặc có một số phụ huynh đến đón em đi chơi, ông cậu của em mỗi tháng cũng đến đón em một lần. Bởi vậy học kỳ này tâm trạng của em đã có phần cởi mở hơn, cũng thích nói nhiều một chút."

Các em phải tiếp tục đi học, người lớn thì cần làm việc, duy trì kế sinh nhai của gia đình.

Sau động đất, anh Phương Húc ở thành phố Đô Giang Yển từng có lúc mất nguồn sinh nhai, sau đó được sự giúp đỡ của ngành hữu quan anh đã tìm được một việc làm ổn định, làm một công nhân xây dựng.

"Sau động đất, tiền lương đã tăng. Hiện nay có thể mỗi tháng hơn 2000 đồng, trước đây chỉ hơn 1000 đồng. Hiện nay tiền lương ở đây đều đã tăng, nhà nước đã giúp đỡ rất nhiều cho chúng tôi."

Tổng Thư ký chính quyền tỉnh Tứ Xuyên Vu Vĩ nói, hiện nay Tứ Xuyên đã sắp xếp việc làm cho gần 1 triệu 300 nghìn người dân vùng động đất.

"Đây là tiếng hát của một phụ nữ dân tộc Khương tên là Vương Chấn Phương, nhà chị ở Ánh Tú—tâm chấn trận động đất lớn năm ngoái. Lời bài hát này có đoạn: Nhà mới xây dựng thích hợp với già trẻ, ngoài sân còn trồng cây lựu...

Cuộc sống là tươi đẹp. Những thay đổi trong năm qua xảy ra ở vùng động đất, khiến chị Phương tràn đầy mong đợi đối với tương lai, tràn đầy niềm tin đối với cuộc sống. Một trận động đất có thể phá huỷ quê nhà, nhưng không thể lay chuyển khát vọng của mọi người đối với hạnh phúc. Quê nhà đang tái thiết, tiếng đọc sách lanh lảnh vang lên từ các ngôi trường, người Tứ Xuyên đang vượt qua đau khổ và thiên tai, vươn lên xây dựng cuộc sống mới.


1 2 3