Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  50 năm sự nghiệp hàng không vũ trụ Trung Quốc
   2008-09-24 17:37:32    cri

Ngày 1 tháng 2 năm 1986, Trung Quốc phóng quả vệ tinh thông tin truyền thanh thực dụng đầu tiên. Ngày 20 tháng 2 cùng năm, vệ tinh này định điểm thành công. Điều này đánh dấu Trung Quốc đã nắm vững toàn diện kỹ thuật tên lửa đẩy, thông tin vệ tinh đã từ giai đoạn thí nghiệm bước sang giai đoạn thực dụng.

Ngày 7 tháng 9 năm 1988, Trung Quốc phóng vệ tinh khí tượng thí nghiệm mang tên "Phong Vân -1". Đây là quả vệ tinh khí tượng địa cực đầu tiên do Trung Quốc tự nghiên cứu, chế tạo và phóng lên vũ trụ.

Ngày 25 tháng 12 năm 1988, quả tên lửa đẩy "Chức Nữ -1" đã phóng thành công tại bãi phóng tên lửa thăm dò khoảng không vũ trụ Hải Nam của Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc, tiến hành thí nghiệm về thăm dò khoảng không vũ trụ lần đầu tiên tại khu vực vĩ độ thấp của Trung Quốc, tại cuộc thí nghiệm diễn ra tốt đẹp trong hai tuần lần này tổng cộng đã phóng 4 quả tên lửa.

Ngày 7 tháng 4 năm 1990 tại Trung tâm phóng vệ tinh Tây Xương Trung Quốc, tên lửa đẩy "Trường Chinh-3" do Trung Quốc tự nghiên cứu chế tạo đã phóng quả vệ tinh thông tin Châu Á-1 do Mỹ chế tạo lên quỹ đạo dự định, lần đầu tiên thu được thành công tốt đẹp về phóng vệ tinh cho khách hàng nước ngoài.

9 giờ 40 phút ngày 16 tháng 7 năm 1990 tại Trung tâm phóng vệ tinh Tây Xương, quả tên lửa đẩy kiểu mang "Trường Chinh-2" mới với sức đẩy to lớn do Trung Quốc tự nghiên cứu chế tạo đã đưa quả vệ tinh mô phỏng vào quỹ đạo dự định một cách thành công. Quả tên lửa này là do thiết bị phóng tàu vũ trụ khổng lồ mà Trung Quốc mới chế tạo phóng lên vũ trụ, bên cạnh đó còn mang theo quả vệ tinh thí nghiệm khoa học cỡ nhỏ của Pa-ki-xtan.

18 giờ 23 phút chiều 22 tháng 1 năm 1991,tại bãi phóng thăm dò khoảng không vũ trụ Nam Hải của Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc, tên lửa "Chức Nữ-3", quả tên lửa thăm dò khoảng không vũ trụ vĩ độ thấp ở độ cao 120 ki-lô-mét đầu tiên đã phóng thành công lên vũ trụ. Ngày 22 tháng 2 năm 1994, Trạm mặt đất của vệ tinh hải sự đầu tiên Trung Quốc đã thông qua nghiệm thu, việc khánh thành trạm mặt đất này đã lấp chỗ trống về khoa học công nghệ cao của Trung Quốc.

Ngày 2 tháng 5 năm 1998, tên lửa đẩy kiểu cải tiến "Trường Chinh-C" do Trung Quốc tự nghiên cứu và chế tạo đã phóng thành công tại Trung tâm phóng vệ tinh Thái Nguyên. Điều này đánh dấu Trung Quốc có sức cạnh tranh trên thị trường phóng vệ tinh thương mại quốc tế lên quỹ đạo vừa và thấp.

Tháng 11 năm 1999, công trình hàng không vũ trụ có người lái của Trung Quốc đã tiến hành lần bay thử đầu tiên tại Trung tâm phóng vệ tinh Thái Nguyên, đồng thời phóng thành công tàu vũ trụ "Thần Châu-1", con tàu thử nghiệm đầu tiên của Trung Quốc.

Ngày 10 tháng 1 năm 2001, ngày 25 tháng 3 năm 2002, ngày 30 tháng 12 năm 2002, Trung Quốc đã lần lượt phóng 4 tàu "Thần Châu" từ số 1 đến số 4 lên vũ trụ.

Ngày 15 tháng 10 năm 2003, Trung Quốc phóng thành công tàu "Thần Châu-5" có người lái đầu tiên bay trong thời gian 21 tiếng 23 phút trên vũ trụ, điều này đánh dấu Trung Quốc đã trở thành nước thứ ba sau Liên Xô và Mỹ có khả năng triển khai hoạt động tàu vũ trụ có người lái.

Ngày 12 tháng 10 năm 2005, Trung Quốc phóng thành công tàu vũ trụ có người lái thứ hai mang tên "Thần Châu-6", đây cũng là lần đầu tiên phóng thử nghiệm tàu vũ trụ với sự tham gia của hai nhà du hành vũ trụ trong nhiều ngày.


1 2 3