Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Anh hùng ngoài bục nhận huy chương
   2008-09-11 17:45:24    cri
Các trận thi đấu của Pa-ra-lim-pích Bắc Kinh hiện đang diễn ra sôi nổi, tính đến ngày 10 tháng 9, một số vận động viên khuyết tật Việt Nam đã kết thúc lịch trình thi đấu tại Pa-ra-lim-pích Bắc Kinh, tuy các tuyển thủ đó chưa thu được thành tích đáng kiêu hãnh, song các bạn đã thể hiện trước khán giả toàn thế giới tinh thần vượt lên chính mình; tuy là những người khiếm khuyết, nhưng các bạn không ngại khó khăn, luôn luôn vui vẻ trong cuộc sống. Tuy các bạn chưa có dịp bước lên bục nhận huy chương, nhưng các bạn là những anh hùng trong trái tim của chúng ta.

Thiên sứ người khiếm thị-Triệu Thị Nhỏi

Vận động viên Triệu Thị Nhỏi môn Giu-đô người khiếm thị Việt Nam luôn có nụ cười trên môi, chỉ có trên trường đua thì Em Nhỏi mới tỏ ra nghiêm túc. Ngày 7 tháng 9 tức sau hôm khai mạc Pa-ra-lim-pích, tuyển thủ Triệu Thị Nhỏi đã tham gia cuộc thi Giu-đô người khiếm thị hạng cân 48 ki-lô-gam của Pa-ra-lim-pích. Em Nhỏi năm nay mới 20 tuổi, đây là lần đầu tiên bạn có mặt trên sân đua Pa-ra-lim-pích, nhưng bạn không áp dụng chiến thuật bảo thủ, mà là áp dụng chiến thuật tấn công, thế nhưng các đối thủ có vóc người cao hơn một đầu so với bạn không hề để dành cơ hội cho bạn. Vận động viên Triệu Thị Nhỏi dốc hết sức mình cũng không thể giành được phần thắng. Song tinh thần ngoan cường bất khuất của bạn đã giành được những tràng vỗ tay sôi nổi của tất cả khán giả có mặt tại hiện trường.

Huấn luyện viên Trần Văn Thúy Hồng của tuyển thủ Triệu Thị Nhỏi đánh giá rằng:

"Em Nhỏi tập Giu-đô bốn năm, theo tôi đánh giá em Nhỏi là vận động viên tốt nhất so với các vận động viên khác, mục tiêu cao nhất của chúng tôi là vượt qua chính minh."

Nhỏi bắt đầu tiếp xúc với môn Giu-đô người khiếm thị từ 16 tuổi. Giu-đô không những khiến em trở nên tự tin, mà còn mang lại niềm vui cho em. Em đã trả lời buổi phỏng vấn của Mẫn Linh bằng tiếng vui tiếng cười.

Phóng viên: Tại sao Nhỏi lại chọn môn Giu-đô?

Nhỏi: Bởi vì em thích môn đó, lúc em chưa đi học thì em nghe anh chị trong nhà tả lại hai người đấu với nhau thế nào đó, tự nhiên em thấy thích. Có dịp thầy cô vào vận động cho học Giu-đô, em đăng ký liền.

Phóng viên: Mới học, Nhỏi thấy có tiến bộ không?

Nhỏi: Mới học thì tiến bộ rất nhanh, nhưng bây giờ thấy khó.

Phóng viên: Gia đình có ủng hộ Nhỏi đi tập Giu-đô không?

Nhỏi: Có, mẹ em bảo là, con cứ cố gắng đi tập để cho mình có sức khỏe, và như người ta biết được thế này thế đó.

1 2 3