N: Ngọc biết ở tỉnh Quý Châu có dân tộc Động, những làn điệu của dân tộc Động hiện nay đã nổi tiếng thế giới.
H: Đúng đấy. Thế bây giờ chúng ta cùng thưởng thức làn điệu của dân tộc Động Quý Châu nhé.
N:Ngọc thấy những bài hát của dân tộc Động chẳng khác gì một dàn hợp xướng nhiều bè.
H: Đúng rồi, làn điệu dân ca dân tộc Động chính là một môn nghệ thuật hợp xướng nhiều bè của Trung Quốc. Từ trước tới nay, giới âm nhạc cho rằng, Trung Quốc không có nghệ thuật hợp xướng nhiều bè, cách hát phối bè này chỉ có ở phương tây, thập nhiên 50 thế kỷ trước, làn điệu dân ca dân tộc Động được nhà âm nhạc nổi tiếng Trung Quốc Trịnh Luật Thành phát hiện. Năm 1986 đoàn hợp xướng dân tộc Động Quý Châu tới nước Pháp biểu diễn, đã gây chấn động to lớn, giới âm nhạc ca ngợi rằng đây chính là một phát hiện to lớn trong lịch sử âm nhạc Trung Quốc, từ đó đã thay đổi cách nói Trung Quốc không có nghệ thuật hát bè.
N: Như vậy có thể khẳng định làn điệu Động chính là di sản văn hoá quý báu mà tổ tiên dân tộc Động để lại cho toàn thế giới.
H: Đúng rồi. Dân tộc Động đã có hơn 2500 năm lịch sử, do trước kia dân tộc Động không có chữ viết, cho nên rất nhiều truyền thống văn hoá, phong tục tập quán, nghi lễ xã giao đều được truyền lại cho đời sau bằng các làn điệu dân ca.
N: Thì ra dân tộc Động là dân tộc rất yêu ca hát, không những dùng tiếng hát để bày tỏ tình cảm của mình mà còn dùng tiếng hát để ghi lại truyền thống lịch sử và văn hoá của dân tộc.
H: Vâng, dân tộc Động có câu ngạn ngữ: "cơm nuôi người, tiếng hát nuôi tâm hồn", điều này cũng có nghĩa là họ coi tiếng hát quan trọng như cơm ăn.
N: Ngọc thấy làn điệu của dân tộc Động còn có một đặc sắc đó là tiếng hát của dân tộc Động rất giống với những âm thanh của thiên nhiên.
H: Cảm nhận của chị Ngọc rất sát với âm nhạc. Đặc sắc của làn điệu dân tộc Động là nhiều bè, không cần nhạc trưởng, không cần nhạc đệm, khi nghe như tiếng chim hót, như tiếng nước chảy trên núi cao, thể hiện sự hài hoà giữa con người và thiên nhiên.
N: Rất hay, bây giờ chúng ta hãy cùng lắng nghe tiếng hát tuyệt vời bắt nguồn từ thiên nhiên này nhé.
H: Các bạn thân mến, Hải Vân và Như Ngọc vừa cùng các bạn tới Quý Châu thưởng thức làn điệu dân ca của dân tộc Động, tiếp theo chúng ta hãy cùng tới thăm tỉnh Vân Nam.
N: Vân Nam là nơi nổi tiếng về địa linh nhân kiệt, dân ca ở Vân Nam cũng rất tuyệt vời.
H:Chị Ngọc ơi, chị đã nghe điệu Rong biển của dân tộc Di chưa?
N: Điệu Rong biển, Ngọc chưa nghe bao giờ.
H: Đây là một tuyệt tác trong kho tàng dân ca Vân Nam. Hình thức biểu diễn điệu Rong biển độc nhất vô nhị, được coi là làn điệu mượt mà nhất trong dòng nhạc dân tộc, giọng hát trong trẻo, vang vọng, uyển chuyển du dương, đi vào lòng người.
N: May quá, hôm nay có dịp thưởng thức làn điệu này.
H: Vậy trước tiên mời các bạn thính giả nghe một trích đoạn trong làn điệu Rong biển của dân tộc Di.
N: giọng hát thật sự kỳ diệu lại giàu chất thiên nhiên, giọng cao như đỉnh núi, giọng trầm như đáy sông, lúc khoan lúc nhặt, hiệu quả hoàn mỹ, tuy chúng ta nghe không hiểu ca từ, nhưng đều bị hấp dẫn bởi làn điệu này. Hải Vân ơi, vì sao lại gọi là điệu Rong biển.
H: Điệu Rong biển được gọi là điệu "Thạch Bình", thịnh hành tại khu vực sinh sống của dân tộc Di huyện Thạch Bình, châu Hồng Hà tỉnh Vân Nam. Bởi vì nơi này chuyên sản xuất rong biển, cho nên có tên này.
N: Thế à? Thì ra điệu Rong biển chính là một làn điệu dân ca được đặt tên theo đặc sản của địa phương, thật là thú vị phải không các bạn?
H: Chị Ngọc này, nghe xong dân ca Vân Nam, chúng ta cũng coi như đi hơn nửa đất nước Trung Quốc rồi, chị và thính giả còn muốn tiếp tục thưởng thức dân ca vùng nào ạ?
N: Đi nhiều nơi sợ không đủ thời gian vậy Ngọc yêu cầu nghe thêm dân ca của hai địa phương khác nữa, đó là dân ca dân tộc Thổ Gia tỉnh Hồ Bắc và dân ca dân tộc Choang Quảng Tây.
H: hôm nay là mồng 2 tết, chị yêu cầu gì Hải Vân cũng xin đáp ứng. Sau đây, xin mời các bạn thính giả cùng thưởng thức điệu Thuyền rồng, một bài hát mừng năm mới của dân tộc Thổ Gia.
N: Cảm ơn Hải Vân.
H: Theo yêu cầu của chị Ngọc, chặng dừng chân cuối cùng của hành trình dân ca hôm nay sẽ là Quảng Tây. Chị Ngọc ơi, vì sao chị Ngọc lại có tình cảm đặc biệt với Quảng Tây như vậy.
N: Quảng Tây giáp giới với Lạng Sơn, Quảng Ninh của Việt Nam, rất nhiều lần Ngọc từ Bắc Kinh về Việt Nam đều đi qua Quảng Tây, hơn nữa, phong tục tập quán của Quảng Tây có rất nhiều điểm giống với Việt Nam, cho nên cảm thấy Quảng Tây rất là gần gũi thân thiết, khi Ngọc còn bé, đã được xem bộ phim Chị Ba Lưu của Trung Quốc, chắc bây giờ nhiều người Việt Nam vẫn nhớ tới bộ phim này, bởi vì trong phim có chị Ba Lưu hát rất hay, Ngọc thấy Quảng Tây non xanh nước biếc, người đẹp, hát hay.
H: Chị Ngọc nhận xét tinh thế. Vâng, bây giờ xin mời các bạn thưởng thức bài hát mang tên "Tiếng ca vang dội đất trời" được sáng tác dựa trên chất liệu dân ca dân tộc Choang.
H: Thời gian đi nhanh quá, hành trình dân ca năm mới sắp đến hồi kết thúc rồi. Trước khi chia tay với các bạn, Hải Vân có một câu hỏi để lại cho các bạn thính giả: "Làn điệu dân ca nào được giới âm nhạc quốc tế ca ngợi là phát hiện lớn nhất trong lịch sử âm nhạc Trung Quốc, từ đó thay đổi cách nói Trung Quốc không có nghệ thuật hát bè." Nếu bạn nào có câu trả lời xin gửi về cho Hải Vân, Hải Vân sẽ có món quà nhỏ tặng cho các bạn. Nếu các bạn có ý kiến và đề nghị gì đối với tiết mục hôm nay, cũng xin gửi thư cho chúng tôi theo địa chỉ: tiết mục Đại gia đình các dân tộc Trung Hoa Ban tiếng Việt Nam Đài phát thanh Quốc tế Trung Quốc.
N: Xin chào các bạn. 1 2 3 4 |