Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Tiết mục đặc biệt mừng xuân Đinh Hợi-Làn điệu dân ca đón xuân mới
   2007-02-19 16:28:23    cri

N:Ồ. Suýt nữa thì quên mất. Vậy chặng tiếp theo là nơi nào hả Hải Vân?

H: Tới vùng thảo nguyên Nội Mông Trung Quốc, nơi đó có bầu trời xanh ngắt, có thảo nguyên mênh mông, có đàn cừu béo mượt, chắc chắn sẽ có làn điệu dân ca Mông Cổ hay tuyệt.

N; Thế thì tuyệt vời. Ngọc biết dân tộc Mông Cổ nổi tiếng là dân tộc của âm nhạc, dân tộc của thơ ca. "Trường điệu" và "Hu-mai" là làn điệu đặc sắc nhất của dân tộc Mông Cổ, đã được đưa vào danh mục di sản văn hoá phi vật thể thế giới.

H: Thế bây giờ chúng ta xuất phát nhé.

H: Các bạn thính giả thân mến, các bạn vừa nghe là Trường điệu dân tộc Mông Cổ. Trường điệu dân tộc Mông Cổ lại gọi là bát hát trên lưng ngựa, là một làn điệu mang đậm màu sắc văn hoá chăn nuôi. Làn điệu du dương, phóng khoáng, khiến người nghe vừa nghe là nhớ mãi . .

N: Đúng đấy , khi nghe trường điệu dân tộc Mông Cổ du dương, cởi mở , trước mắt Ngọc đã hiện lên một thảo nguyên mênh mông bát ngát, một bầu trời xanh ngắt, thỉnh thoảng có những đám mây trôi bồng bềnh , đàn cừu béo mượt ung dung gặm cỏ .

H: Vâng, không cần thiết phải biết tiếng, chỉ nghe bài hát đã khiến người ta như được chắp thêm đôi cánh có thể du ngoạn trên thảo nguyên. Trường điệu thường hát về tự nhiên, ca ngợi sự sống, bày tỏ tình cảm, thể hiện đầy đủ trí tuệ và tình cảm chân thành của người dân Mông Cổ.

N: Có người nói, Trường điệu là âm nhạc chảy xiết trong dòng máu của người dân tộc Mông Cổ, là thứ âm nhạc gần gũi nhất với thiên nhiên, là cuộc đối thoại trực tiếp giữa tâm hồn và tâm hồn.

H: Các bạn thính giả thân mến, trong tiếng hát du dương này, bạn có cảm nhận được tâm hồn trong sáng, chất phác của người dân Mông Cổ chưa?

H: Các bạn thính giả thân mến, ngoài Trường điệu Mông Cổ ra, trên thảo nguyên còn có một giọng hát cổ truyền hết sức kỳ diệu, đó là Hu-mai, một giọng hát mang theo âm thanh của thiên nhiên.

N: Vâng, các bạn chỉ có đích thân cảm nhận mới biết rằng đó là thứ âm thanh kỳ diệu, tuyệt vời đến chừng nào. Sau đây xin mời các bạn chăm chú lắng nghe và cảm nhận nhé.

H: Hu-mai, tiếng Mông Cổ là Hao-lin Chor, là một loại nghệ thuật "giọng họng" độc đáo, có lịch sử trên nghìn năm. Sự kỳ diệu của giọng hát này là người hát sử dụng kỹ xảo âm thanh đặc thù, một người có thể hát ra hai bè, hình thành âm thanh nhiều bè cực kỳ hiếm thấy. Trên cơ sở bè thấp lại có bè cao mang theo âm thanh kim loại, tạo ra hiệu quả âm thanh hết sức tuyệt vời.

N: Người dân tộc Mông Cổ ví von Hu-mai một cách sinh động là "Đàn đầu ngựa của giọng hát con người", trong nhiều bài hát, Hu-mai và đàn đầu ngựa ăn khớp với nhau, khi bè cao của Hu-mai gặp làn điệu du dương mượt mà của đàn đầu ngựa, con người phảng phất đã trở thành một hộp cộng hưởng với đất trời , không khí, cả một không gian đều tràn đầy âm thanh, giống một đại hợp xướng của thiên nhiên, tuyệt vời không bút nào tả xiết.

H: Các bạn thính giả thân mến, sau khi thưởng thức bản nhạc Hu-mai, bạn có cảm nhận gì không? Hoan nghênh viết thư cho Hải Vân nói về cảm nghĩ của mình.

H: Sau khi thưởng thức những âm thanh của thiên nhiên trên thảo nguyên, Hải Vân xin mời quý vị và các bạn đi Tân Cương, quê hương ca múa thưởng thức bát hát.

N: Nói đến Tân Cương thì Ngọc đã nhớ đến nhiều bát hát Tân Cương rất nổi tiếng ở Trung Quốc chẳng hạn như: Hãy vén lên tấm mạng che mặt của em, A-la-mu-han, Cô gái Đạt Bản Thành v.v, Ngọc rất thích những bài hát ấy.

H: Vâng, dân tộc Tân Cương hát hay múa giỏi, nhiệt tình phóng khoáng, chủng loại của dân ca Tân Cương cũng phong phú đa dạng. Ngoài những bài hát có nhịp điệu nhanh chóng, vui nhộn, nhiệt tình mà chị Ngọc vừa nêu ra, còn có những làn điệu dân ca hết sức trữ tình, mượt mà, uyển chuyển .

N: Vâng, trước hết xin mời các bạn thưởng thức một bài hát nhiệt tình vui nhộn mang tên Hãy vén lên tấm mạng che mặt của em.

H: Vừa xong Hải Vân và Như Ngọc đã cùng các bạn tới thăm cao nguyên tây bắc, thảo nguyên Mông Cổ và quê hương của những làn điệu dân ca Tân Cương, không biết các bạn có sự cảm nhận ra sao? Các bạn có yêu thích những làn điệu đó không? Hoan nghênh các bạn viết thư cho chúng tôi.

N: Hải Vân ơi, Ngọc còn biết rất nhiều nơi mà chúng ta chưa đến, hãy tranh thủ thời gian đi.

H: Vâng, thế bây giờ chúng ta hãy tới thăm khu vực tây nam Trung Quốc nhé. Nơi ấy có rất nhiều dân tộc, vì vậy các làn điệu dân ca cũng vô cùng phong phú.

1 2 3 4