Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Ông Du Mẫn Hồng, Người thầy lưu học của Trung Quốc
   2009-04-16 16:20:34    CRIonline

Tháng 11 năm 1993, ông Du Mẫn Hồng rốt cuộc đã nhận được Giấy phép thành lập Nhà trường. Mùa đông năm đó, ông xách thùng hồ, đạp xe đạp tới các đường phố ngõ hẻm Trung Quan Thôn để dán quảng cáo dưới màn đêm mà nhiệt độ chỉ có âm mười mấy độ C. Thường là tờ quảng cáo còn chưa dán thì hồ đã đóng băng. Có một lần, nhân viên của Trường Tân Đông Phương khi dán quảng cáo đã bị đối thủ cạnh tranh đâm bị thương nặng. Những khó khăn không thể nào ngờ làm cho ông có phần nhụt trí.

Nhưng chính những từng trải trắc trở này làm cho ông Hồng có đủ sức chịu đựng sự cô đơn, thất bại và lăng nhục, ông đã đúc kết một câu danh ngôn "Tìm niềm tin trong tuyệt vọng, cuộc đời cuối cùng sẽ huy hoàng". Ông Du Mẫn Hồng nói :

Tôi chỉ nắm hai nội dung, học sinh Trung Quốc đi lưu học đều phải thi hai nội dung này. Một nội dung là thi TOEFL, một nội dung nữa là GRE. Khi làm hai nội dung này tôi đã hạ quyết tâm phải bằng mọi giá xây dựng thành Trung tâm đào tạo xếp thứ nhất của Trung Quốc về hai nội dung này.

Học sinh của Trường Tân Đông Phương thi được điểm cao nhất kể từ khi thi TOEFL và GRE tại Trung Quốc, những học sinh này nhờ vậy mà xin được tiền học bổng của Trường đại học nổi tiếng Thế giới, bay thẳng tới bờ bên kia Đại dương lưu học. Sức mạnh noi theo các tấm gương sáng đó thật là vô biên, thanh niên các nơi ôm ấp ước mơ lưu học rất nóng lòng muốn bước vào ngay giảng đường của ông Du Mẫn Hồng.

Cuối năm 1994, Trung tâm ngoại ngữ Tân Đông Phương có hơn 1000 học sinh, cuối năm 1995 số học sinh đã tăng gấp 10 lần. Tân Đông Phương mở đầu thật tốt đẹp, ông Du Mẫn Hồng biết chỉ dựa vào sức mình thì không thể nào phát triển được lớn mạnh. Ông Hồng mang mấy chục nghìn đô la đi một chuyến Mỹ, tìm những bạn học cũ, mong thuyết phục họ về nước cùng ông lập nghiệp.

Khi mọi người cùng ngồi nhắm rượu, tôi khuyên họ cùng về lập nghiệp, thành công rồi là của mọi người. Những bạn học cũ lúc ấy đều có công việc khá tại Mỹ, như ông Vương Cường làm việc tại Phòng thực nghiệm Beier nổi tiếng Mỹ.

Sau khi ông Du Mẫn Hồng thuyết phục ông Vương Cường, Từ Tiểu Bình, Hồ Mẫn.v.v...về nước tham gia Tân Đông Phương, đã khiến Trung tâm đào tạo ngoại ngữ đã có tiếng tăm ở Trung Quốc như cọp thêm cánh.

Theo đà Cao trào lưu học nước ngoài vẫn không hạ nhiệt, cuối thập niên 90 thế kỷ 20, Trường Tân Đông Phương đã chiếm đa số thị trường Bắc Kinh, chiếm gần 1/2 thị trường Trung tâm đào tạo ngoại ngữ đi du học, mỗi năm có tới 200 nghìn lượt học sinh tới học. Ông Du Mẫn Hồng nói :

Lúc đông nhất học sinh đăng ký vào trường Tân Đông Phương phải xếp hàng hai ngày hai đêm. Thời điểm đó là khoảng năm 1996, 1997 và 1998.

1 2 3