Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch phương hại tới Trung Quốc, các bên áp dụng biện pháp tích cực ứng đối
   2009-03-23 13:03:49    cri

Ông Trương Quốc Lương, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Ưng Du thành phố Liên Vân Cảng tỉnh Giang Tô

Đối với tình hình này, ông Trương Quốc Lương, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Ưng Du thành phố Liên Vân Cảng tỉnh Giang Tô có cảm nhận sâu sắc. Là người phụ trách của doanh nghiệp chế tạo máy móc dệt may lớn nhất Trung Quốc, ông cảm thấy khó hiểu về một số cách làm của những nước nhập khẩu trong gần nửa năm qua. Ông nói:

"Chẳng hạn, sau khi hàng hóa vận chuyển tới cảng, đối phương không đi nhận hàng. Theo quy tắc thương mại bình thường, đối phương không nhận hàng, thì chúng tôi sẽ vận chuyển hàng hóa rời khỏi cảng, và tịch thu tiền đặt cọc của đối phương. Nhưng đối phương lại đề xuất một lý do không có căn cứ, hải quan của những nước này giữ lại những hàng hóa này. Theo tôi, hành vi này là hành vi chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch. Không chỉ riêng doanh nghiệp tôi, cả ngành chúng tôi đều gặp phải những vấn đề tương tự." 

Thực ra, cùng với sức cạnh tranh của sản phẩm ngày càng tăng cường, thị phần ngày càng mở rộng, Trung Quốc đã gặp phải ngày càng nhiều vấn đề về mặt xuất khẩu. Tư liệu cho thấy, Trung Quốc đã liên tiếp 11 năm trở thành nước bị điều tra chống bán phá giá nhiều nhất, bị thiệt hại 30 tỷ đến 40 tỷ đô-la Mỹ. Trong khi kinh tế toàn cầu tăng trưởng chậm lại, Trung Quốc lại trở thành nước bị chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch phương hại. Gần đây, Mỹ, Liên minh châu Âu, Ấn Độ và Bra-xin lần lượt áp dụng mức thuế cao chống bán phá giá đối với những mặt hàng Trung Quốc như vật liệu thép, phụ tùng máy móc, đồ chơi, săm lốp v.v., thậm chí còn cấm nhập khẩu một số mặt hàng Trung Quốc. 

Ông Trương Quốc Lương

Ngoài điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp ra, ngày càng nhiều nước liên tiếp thông qua việc nâng cao tiêu chuẩn công nghệ để hạn chế nhập khẩu sản phẩm Trung Quốc. Những doanh nghiệp Trung Quốc đứng vững chân trong cạnh tranh thị trường gay gắt đã thông qua nâng cao chất lượng sản phẩm để đáp ứng nhu cầu ngày càng nghiêm khắc của những nước nhập khẩu, và duy trì thị phần của mình.

Tập đoàn thực phẩm Long Đại tỉnh Sơn Đông—doanh nghiệp chế biến thực phẩm có quy mô lớn của Trung Quốc là một trong những doanh nghiệp này. Ông Cung Học Bân, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Thực phẩm Long Đại cho phóng viên biết, sản phẩm của tập đoàn chủ yếu xuất khẩu sang Nhật Bản. Mọi người đều biết Nhật Bản có tiêu chuẩn kiểm tra thực phẩm nhập khẩu rất khắc khe. Để đáp ứng nhu cầu của Nhật Bản, công ty Long Đại đã bắt tay nâng cao trình độ kiểm tra thực phẩm của mình trước khi Nhật Bản đưa ra tiêu chuẩn kiểm tra thực phẩm khắc khe hơn, do vậy đã nâng cao chất lượng sản phẩm.

Trong khi các doanh nghiệp tìm mọi cách áp dụng biện pháp ứng đối chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch, Chính phủ Trung Quốc cũng đang tích cực áp dụng biện pháp, để giảm thiểu sự tác động đối với Trung Quốc. Chính phủ Trung Quốc nhiều lần bày tỏ, Trung Quốc phản đối chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch, sẽ không thực thi chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch, và dùng hành động thực tế để chứng minh. Tháng 2 năm nay, Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc Trần Đức Minh đích thân dẫn đoàn mua sắm gồm hơn 200 nhà doanh nghiệp đến 4 nước châu Âu gồm Đức, Thụy Sĩ, Tây Ban Nha và Anh triển khai hàng loạt hoạt động thảo luận, bàn bạc thương mại và đầu tư cũng như mua sắm. Được biết, đoàn mua sắm này đã ký đơn đặt hàng vượt quá 10 tỷ đô-la Mỹ.

1 2 3