Mẹ ơi, những mảnh giấy vân xanh này là gì ạ?
Đó là tem lương thực.
Tem lương thực là gì ạ ?
Tem lương thực à... Là khi mẹ còn nhỏ, mua lương thực không những dùng tiền, mà còn phải dùng tem này mới mua được.
Nghe hai mẹ con đứng bên đối thoại, nhìn những tấm tem phiếu hơi ố vàng để trong tủ kính Nhà bảo tàng Thủ Đô, nhìn xuống phía dưới những tấm tem phiếu có viết hàng chữ "Lâm Ty Nhân quyên tặng". Vị Lâm Ty Nhân là ai nhỉ ? Tôi tràn đầy lòng hiếu kỳ liên hệ với vị Lâm Ty Nhân, mới được biết đó là một cụ già, năm nay 79 tuổi. Sở thích của cụ là sưu tầm tem phiếu, hiện nay tổng cộng sưu tầm hơn 40 nghìn tem phiếu các loại.
Tại sao cụ lại sưu tầm tem phiếu ? Tôi quyết định đi phỏng vấn cụ Lâm Ty Nhân.
Đến nhà cụ Lâm Ty Nhân, cụ dắt tôi vào thẳng phòng lưu trữ của cụ. Trong phòng lưu trữ có một hàng giá sách chiếm hẳn một bên phòng, bên cạnh có hai chiếc bàn làm việc. Trên giá sách và bàn làm việc xếp đầy An-bum lưu trữ tem phiếu.
Từ thập niên 50 tới thập niên 80 thế kỷ 20 trong khoảng hơn 30 năm, do hàng hóa thiếu thốn, Trung Quốc thực hiện chế độ cung cấp, mọi người dùng tem phiếu mua sắm đồ dùng sinh hoạt, cụ Lâm Ty Nhân cho biết, lĩnh vực phát hành tem phiếu bao gồm các mặt vải vóc quần áo, lương thực thực phẩm, nhà ở, xe cộ đi lại.v.v...
Bảy mặt hàng nhu cầu thiết yếu như chất đốt, lương thực, dầu ăn, muối, xì-dầu, dấm, trà đều cung cấp định lượng, thậm chí cả bàn ghế, ô che mưa, kem đánh răng cũng cung cấp bằng tem phiếu.
Cụ Lâm Ty Nhân nói, lúc bấy giờ thường là, lương thực mỗi tháng của một người thành niên là khoảng 15 kg, thanh thiếu niên đang độ lớn và công nhân lao động nặng được cung cấp nhiều hơn đôi chút. Do thương phẩm thiếu thốn, hầu hết các gia đình được phân phối tem phiếu khó mà thỏa mãn nhu cầu sinh hoạt, đây là một sự thử thách đối với người nội trợ gia đình, họ bắt buộc phải tính toán tỉ mỉ, không thì sẽ lâm vào cảnh đói ăn thiếu mặc. Cụ bà Triệu Tú Lan, phu nhân cụ Lâm Ty Nhân đã gặp phải tình cảnh như vậy.
1 2 3 |