Thông qua sự cố gắng của mình, các bạn đã thu hoạch rất nhiều trong học kỳ đầu, trong đó gồm hơn 10 nghìn chai nhựa, hàng nghìn tấn giấy, hàng trăm cân nhựa phế liệu, gần một nghìn cân hòm giấy...
Cùng với thời gian trôi đi, "những già làng" sáng lập trạm thu hồi phế liệu này sắp rời ghế nhà trường đi thực tập, trạm thu hồi phế liệu muốn tiếp tục phát triển thì phải du nhập lực lượng mới. Chính Trạm trưởng trạm thu hồi phế liệu đương nhiệm, bạn Uông Hạnh Uyển là do Phương lợi trực tiếp "bồi dưỡng".
Bạn Hạnh Uyển là sinh viên năm thứ nhất, sinh hoạt phí mà bố mẹ gửi cho bạn hàng tháng lên tới 2000 nhân dân tệ, cao hơn nhiều so với lương tháng của thầy cô. Nhưng chính một cô gái gia đình sung túc này lại trở thành một "Nữ hoàng ve chai", mà còn làm rất xuất sắc.
Câu quảng cáo "bạn hãy gọi số máy này, đồ phế liệu sẽ sạch bong" chính là do Hạnh Uyển và các bạn nghĩ ra.
Bây giờ đội ngũ thu hồi phế liệu đang ngày một mở rộng, trong đó phần lớn là các bạn sinh viên gia đình nghèo khó, mặc dù thu nhập không cao, nhưng các bạn vẫn quyên góp khoản thu nhập để giúp đỡ các bạn sinh viên có khó khăn hơn.
Các bạn để lại 40% thu nhập từ bán phế liệu làm kinh phí hoạt động, tiếp tục thu mua phế liệu, 60% còn lại trao cho Trung tâm tài trợ sinh viên gia đình khó khăn của trường, dùng để giúp đỡ các bạn sinh viên nghèo.
Trong quá trình này các bạn trong trạm phế liệu vừa thể nghiệm sự vất vả lao động, lại vừa cảm nhận được niềm vui thu hoạch, điều quan trọng là giúp đỡ được các bạn cần giúp đỡ.
Nếu các bạn cũng muốn làm phong phú thêm cuộc sống trong trường của mình, có thể hãy nghĩ xem, thành lập đoàn thể lập nghiệp như bạn Trác Phương Lợi, ngoài việc thu hồi phế liệu ra còn có nhiều việc có thể làm, miễn là bạn có ý định. 1 2 3 |