Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Câu lạc bộ tuổi trẻ--Nữ sinh viên Trung Quốc trở thành "Nữ hoàng ve chai" để tài trợ sinh viên gia đình nghèo khó
   2008-02-26 15:34:38    cri

Vậy làm như thế chắc không được. Phương Lợi cũng nhận thức được điều này, bạn bèn quyết định thành lập các văn phòng trong trạm thu hồi phế liệu như văn phòng làm việc, phòng tài chính, phòng liên lạc đối ngoại, phòng nghiệp vụ, 9 thành viên đều có chức trách riêng của mình, hơn nữa các bạn còn chia nhau đi tìm thầy học nghề.

Tìm thầy học nghề thu hồi phế liệu? Chuyện này thoạt nghe hơi lạ, nhưng Phương Lợi và các bạn thật sự làm như vậy.

Bạn Lữ Trác Quân là bạn cùng lớp của Phương Lợi, chủ yếu phụ trách nghiệp vụ. Trong thời gian đó, sau khi tan học, bạn đều đạp xe đạp đi làm học trò ở trạm thu hồi phế liệu cách xa trường mười mấy ki-lô mét. Lúc đầu sư phụ không chịu dạy Trác Quân, sợ thêm một người cùng nghề để cạnh tranh.

Nhằm giành được sự tin cậy của sư phụ đó, Trác Quân hàng ngày đều đến giúp việc và tranh làm những việc nặng và mệt mà không lấy đồng xu đồng kẽm nào. Cuối cùng sư phụ này lấy làm cảm động và dạy nhiều kiến thức cho Trác Quân. Sau một tháng học tập, Trác Quân đã có thể sử dụng thành thạo cái cân và chỉ sờ bằng tay đã biết chai nhựa có phải làm bằng chất nhựa tốt hay không.

Bạn Lý Nhã Tĩnh chuyên ngành kế toán khóa 2005 phụ trách tài chính, vừa mới khai trương trạm thu hồi phế liệu thì bạn liền đến phòng tài vụ của trường, học tập cách làm sổ sách, kiểm soát dự toán v.v. với kế toán viên; Bạn Cát Lâm Lâm phụ trách công việc văn phòng, đồng thời kiêm chức thủ kho, mỗi khi làm xong bài vở, bạn bèn tới các trạm thu hồi phế liệu, học tập cách quản lý và phân loại phế liệu. Những bạn thuộc phòng liên lạc đối ngoại thì phụ trách điều tra và nghiên cứu thị trường, tìm hiểu giá cả thu mua và thiết lập quan hệ hợp tác với các trạm thu hồi phế liệu ngoài trường.

Sau một tháng học tập và tìm tòi, trạm thu hồi phế liệu bắt đầu đi vào quỹ đạo và nhanh chóng nổi tiếng trong trường thông qua sự giúp đỡ của Đoàn trường.

Nhưng cho dù vậy, các bạn chủ động gọi điện đến bán phế liệu vẫn rất ít, càng không nói là đưa phế liệu đến. Nghĩ đi nghĩ lại, các bạn quyết định chủ động "ra quân", trực tiếp đến các phòng ký túc xá và lớp học thu hồi phế liệu.

1 2 3