Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Chương trình đặc biệt về Lễ bế mạc Pa-ra-lim-pích Bắc Kinh
   2008-09-17 19:17:37    CRIonline

Tại Pa-ra-lim-pích Bắc Kinh, có rất nhiều vận động viên đã lập nên kỷ lục: Vận động viên xe lăn tay Xlô-va-ki-a Va-đô-vi-cô-va đã giành tấm Huy chương Vàng đầu tiên của Pa-ra-lim-pích Bắc Kinh trong trận chung kết súng trường hơi 10 mét nữ ở hạng thương tật SH1; vận động viên Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào Xi-may giành Huy chương Đồng nhóm B cử tạ nam hạng cân 48 kg, đây là tấm huy chương đầu tiên trong lịch sử tham gia Pa-ra-lim-pích của Lào. Có lẽ, câu nói dưới đây của vận động viên giu-đô khiếm thị Nhật Bản Phu-gi-mô-tô sẽ nói lên phần nào về sự không dễ dàng để giành được những tấm huy chương này, đó là "phải bỏ ra sự nỗ lực gấp ba lần".

"Nếu bỏ ra sự nỗ lực như người lành lặn sẽ không sao chiến thắng được đối thủ; nếu nỗ lực gấp bội người lành lặn thì chỉ mới ngang sức ngang tài với đối thủ; chỉ có nỗ lực gấp 3 lần mới có thể chiến thắng đối thủ".

"Anh vuốt nhẹ lên má em, toả hơi ấm cho em; tuy không trông thấy bóng dáng anh nhưng em biết rằng: anh đang ở bên em..." Bài hát mang tựa đề "Vùng trời" do nam ca sỹ khiếm thị Dương Hải Đào thể hiện trong Lễ khai mạc Pa-ra-lim-pích Bắc Kinh này đã diễn đạt một cách sinh động sự thân mật và hội nhập giữa người khuyết tật với người lành lặn. Trong thực tế, trên đấu trường Pa-ra-lim-pích đâu đâu cũng xuất hiện những cảnh tượng rung động lòng người. Trong các trận thi đấu giu-đô của người khiếm thị, vận động viên tay dắt tay nhau là hình thức giao lưu thường gặp nhất và cũng rung động lòng người nhất. Những cánh tay của người tình nguyện, huấn luyện viên và trọng tài đã trở thành "đôi mắt" của các vận động viên khiếm thị, hướng dẫn họ hoàn thành cuộc thi đấu.

Đối với người khuyết tật mà nói, thể thao không những mang lại Huy chương Vàng và vinh dự cho họ, điều quan trọng hơn là khiến họ có được dũng khí và niềm tin. Đầu tháng 5 năm nay, cơn bão Na-ghít đổ bộ vào Mi-an-ma, vận động viên Mi-an-ma tham gia Pa-ra-lim-pích Bắc Kinh Uyn-nang chính là đến từ khu vực bị thiên tai nghiêm trọng nhất. Mười mấy người thân của anh đã gặp nạn trong thiên tai, bản thân anh cũng bị thương. Uyn-nang cho biết, anh khắc phục muôn vàn khó khăn để có mặt tại Bắc Kinh tham gia thi đấu chính là nhờ có dũng khí tìm được từ trong thể thao.

"Tôi cảm thấy mình rất may mắn, thể thao đã mang lại niềm vui và sự thoả mãn vô hạn, mang lại dũng khí làm lại cuộc đời cho tôi. Giành được huy chương không những là mang về cho đất nước niềm vinh dự, mà cũng là ước mơ của tôi. Miễn là còn có thể tham gia thi đấu, tôi sẽ tập luyện suốt đời".

Bẩy năm trước, Thành phố Bắc Kinh cam kết với thế giới rằng "Hai kỳ Ô-lim-pích được tổ chức cùng lúc và đều đặc sắc như nhau". Bẩy năm sau, Bắc Kinh đã thực hiện lời cam kết này bằng hành động thực tế.

Để tổ chức thành công Pa-ra-lim-pích, Bắc Kinh đã làm việc hết mình về các mặt xây dựng cơ sở hạ tầng và giao thông không chướng ngại. Ví dụ như, tại các ga tàu điện ngầm đều lắp đặt thang máy, biển báo không chướng ngại; các bệnh viện và khách sạn được chỉ định phục vụ cho Pa-ra-lim-pích đều đã tiến hành cải tạo không có chướng ngại; các khu du lịch trọng điểm đều có đường dành riêng cho người khiếm thị, thang máy, v.v để tiện cho người khuyết tật mua sắm và du ngoạn; 1,7 triệu tình nguyện viên đến từ 27 quốc gia và vùng lãnh thổ đã phục vụ hết mình cho người khuyết tật...Mỗi một khâu, mỗi một chi tiết nhỏ đều thể hiện lên sự nỗ lực to lớn của Bắc Kinh nhằm thực hiện ba quan niệm lớn "Vượt lên chính mình, hội nhập và cùng nhau chia sẻ".


1 2 3 4