Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2005-11-30 17:14:57    
Chính phủ trung ương Trung Quốc hết sức ủng hộ sự phát triển của Tân Cương

cri
CRI : Năm nay khu tự trị Vây-ua Tân Cương Trung Quốc thành lập tròn 50 năm. 50 năm qua, trước sự ủng hộ mạnh mẽ của chính phủ trung ương và sự cùng nhau nỗ lực của các dân tộc Tân Cương , vùng đất chiếm một phần sáu lãnh thổ Trung Quốc đã có những biến đổi to lớn.

Mu-he-ta-er năm nay 17 tuổi, người dân tộc Ca-dắc, đang học lớp 12 trung học nói:

Điều kiện học tập ở đây rất tốt, em chuẩn bị sang năm thi vào khoa toán trường đại học Thanh Hoa Bắc Kinh, mong sau này trở thành nhà Toán học, giải quyết những vấn đề mà đến nay còn chưa giải quyết, trở thành người có ích cho đất nước.

Là một nhà trường dạy tiếng Ca-dắc lớn nhất khu vực A-le-tai, biết bao học sinh dân tộc Ca-dắc trường này đã thi đỗ vào các trường đại học và cao đẳng, đi vào các ngành nghề, trở thành nhân tài trong các lĩnh vực.

Nếu trở về hơn 50 năm trước đây, con em bà con Tân Cương khó mà có dịp cắp sách tới trường. Năm 1949, cả Tân Cương chỉ có một trường đại học, 11 trường trung học các loại, mà trường lớp đơn sơ, điều kiện giảng dạy rất kém. Toàn khu tự trị Tân Cương có 90 o/o dân số không biết chữ. Trải qua 50 năm phát triển, tình hình giáo dục của Tân Cương đã thay đổi về căn bản. Hiện nay cả khu tự trị có hơn 8600 nhà trường các cấp, có gần 4 triệu 400 nghìn học sinh đang học tập tại nhà trường, trong đó có gần 60 o/o là học sinh dân tộc thiểu số. Năm ngoái, chính phủ trung ương Trung Quốc đã chi 140 triệu đồng nhân dân tệ để cho tất cả các em học sinh trung tiểu học nghèo khó đều được hưởng giáo dục miễn phí. Do phổ cập giáo dục nên hiện nay tỉ lệ người mù chữ trong khu tự trị Tân Cương không đầy 2 o/o.

Tốc độ phát triển xây dựng cơ bản của Tân Cương cũng nhanh chóng như ngành giáo dục. Khu tự trị thành lập 50 năm qua, chính phủ trung ương và Tân Cương đã bỏ ra nhiều tiền của, tăng cường xây dựng công trình cơ bản như thủy lợi, giao thông, thông tin, bảo vệ môi trường sinh thái.v.v... Trong đó, hơn 20 năm gần đây Tân Cương đã hoàn thành đầu tư tài sản cố định trên 780 tỉ đồng nhân dân tệ, trong đó chính phủ trung ương đầu tư gần một nửa. Thời kỳ đầu mới thành lập khu tự trị Vây-ua Tân Cương, cả khu tự trị chỉ có mấy con đường quốc lộ sơ sài, không có đường sắt, lừa và lạc đà là công cụ giao thông chủ yếu của mọi người. Trải qua mấy chục năm phát triển, Tân Cương ngày nay đã hình thành mạng lưới giao thông hiện đại đan xen gồm đường sắt, đường quốc lộ, hàng không dân dụng.v.v... Trong đó, đường quốc lộ có chiều dài hơn 86 nghìn km, đường sắt vận hành dài gần 3 nghìn km. Hàng không dân dụng Tân Cương nối liền với 60 thành phố lớn và vừa trong nước và nước ngoài, với chiều dài các tuyến bay dài hơn 110 nghìn km, có tổng chiều dài các tuyến bay hàng không dân dụng dài nhất trong các tỉnh và khu tự trị của Trung quốc.

Chủ tịch khu tự trị Vây-ua Tân Cương Si-ma-yi có cảm xúc sâu sắc đối với sự thay đổi tình hình giao thông của Tân Cương, ông cho chúng tôi biết :

Tân Cương ngày nay không phải là Tân Cương trước đây, thập niên 50 thế kỷ 20, những người trong nước và nước ngoài chưa đến Tân Cương cho rằng Tân Cương hết sức xa xôi. Nhân dân các dân tộc Tân Cương trải qua 50 năm đoàn kết phấn đấu, Tân Cương ngày nay đã không còn xa xôi nữa, tại sao tôi nói như vậy, năm 1962 tôi ngồi xe tải từ Ka-shi miền nam Tân Cương đến U-rum-xi học đại học mất 7 ngày, hiện nay đáp máy bay chỉ mất 90 phút.

Theo đà nhịp bước xây dựng công trình cơ sở không ngừng tăng nhanh, môi trường đầu tư của Tân Cương cải thiện rõ rệt. Hơn 20 năm gần đây, đầu tư bất động sản xã hội Tân Cương luôn giữ mức tăng gần 20 o/o hàng năm. Theo đà thực thi hàng loạt hạng mục lớn, Tân Cương đã trở thành cơ sở gia công quan trọng về nông nghiệp, năng lượng và mậu dịch của Trung Quốc. Năm 2004, tổng sản lượng thu nhập của Tân Cương đạt 220 tỉ đồng nhân dân tệ, tăng gấp hơn 40 lần so với 50 năm trước. Bí thư đảng ủy khu tự trị Vây-ua Tân Cương Vương Lạc Tuyền cho chúng tôi biết, nhân dân các dân tộc Tân Cương cũng không ngừng được lợi ích thiết thực trong sự phát triển nhanh chóng của kinh tế. Đồng chí Vương Lạc Tuyền nói :

Kinh tế phát triển nhanh chóng làm cho mức sống nhân dân nâng cao vững vàng, nhất là trong hơn 20 năm cải cách mở cửa gần đây, nhân dân các dân tộc ở Tân Cương đã lợi ích thiết thực nhiều nhất, là thời kỳ nâng cao mức sống nhanh nhất. Năm 2004, thu nhập bình quân người thành thị là 7503 đồng nhân dân tệ, tăng gấp 24,5 lần so với năm 1978, thu nhập bình quân nông dân chăn nuôi là 2245 đồng nhân dân tệ, tăng gấp 19,8 lần so với năm 1978. Mức sống và điều kiện cư trú của các dân tộc ở Tân Cương được cải thiện thêm một bước, mức tiêu dùng của cư dân nâng cao rõ rệt.

Tân Cương là khu vực cư trú tập trung nhiều dân tộc, dân tộc thiểu số chiếm 60 o/o trong hơn 19 triệu dân số của cả khu tự trị, trong đó chủ yếu là dân tộc Vây-ua, Ca-dắc, Hồi và Mông Cổ. Khi khu tự trị Vây-ua Tân Cương mới thành lập, cán bộ dân tộc thiểu số của cả khu tự trị mới có hơn 40 nghìn người. Trải qua 50 năm, giờ đây cán bộ dân tộc thiểu số ở Tân Cương đã vượt hơn 340 nghìn người, chiếm trên 50 o/o tổng số cán bộ của cả khu tự trị. Trong đó, cán bộ nữ dân tộc thiểu số chiếm 66 o/o tổng số cán bộ nữ trong khu tự trị.

Ở Tân cương có hơn 9 triệu người tín ngưỡng tôn giáo, chúng tôi trong khi phỏng vấn được biết, chính sách tự do tín ngưỡng tôn giáo của Trung Quốc được thực thi rất tốt ở Tân Cương. Cụ Re-he-man người dân tộc Vây-ua ở địa khu Ha-shi miền nam khu tự trị Tân Cương là một tín đồ ngoan đạo Muslim. Cụ cho chúng tôi biết :

Chính sách của chính phủ về mặt tự do tín ngưỡng rất tốt, mọi người về mặt này đều rất tự do, không bị hạn chế.

Thống kê cho thấy, hiện nay Tân Cương có hơn 24 nghìn nơi hoạt động tôn giáo, trong đó chủ yếu là đền Hồi, có 29 nghìn nhân viên chuyên trách tôn giáo. Nhân sĩ tôn giáo, đền tôn giáo và hoạt động tôn giáo bình thường của các tín đồ dân chúng được bảo vệ tôn trọng.

Theo kế hoạch phát triển của chính quyền khu tự trị Vây-ua Tân Cương, Tân Cương nay mai sẽ tiến thêm một bước tăng nhanh tiến độ xây dựng công trình cơ sở, đồng thời chuyển hóa ưu thế tài nguyên của mình thành ưu thế kinh tế. Đến năm 2020, tổng sản lượng trong nước của khu tự trị Vây-ua Tân Cương sẽ đạt 420 tỉ đồng nhân dân tệ, cùng cả nước tiến vào xã hội khá giả một cách toàn diện, nhân dân các dân tộc Tân Cương cũng sẽ có cuộc sống ngày càng khá giả.