Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2005-11-30 14:45:48    
Các bên xung đột ở Đa-phơ Xu-đăng nối lại cuộc đàm phán hoà bình

cri
CRI : Đại biểu của Chính phủ Xu-đăng và hai nhóm vũ trang chống chính phủ lớn ở khu vực Đa-phơ ngày 29 đã bắt đầu cuộc đàm phán hoà bình vòng 7 tại thủ đô A-bu-gia Ni-giê-ri-a, nhằm tìm kiếm giải pháp cho cuộc khủng hoảng ở Đa-phơ trong khuôn khổ Liên minh Châu Âu.

Theo quan chức Liên minh Châu Phi tham gia cuộc đàm phán hoà bình, cuộc đàm phán hoà bình vòng này sẽ chủ yếu thảo luận các vấn đề như giải pháp chính trị cho cuộc xung đột ở Đa-phơ, chia sẻ quyền lực và tài nguyên của khu vực Đa-phơ, an ninh khu vực cũng như iải quyết cuộc khủng hoảng nhân đạo, v.v. Quan chức Liên minh Châu Phi nói, họ sẽ phấn đấu xúc tiến các bên đạt được hiệp nghị hoà bình toàn diện về các vấn đề nói trên trong cuộc đàm phám hoà bình vòng này, nhưng Liên minh Châu Âu sẽ không xác định thời gian biểu cho cuộc đàm phán hoà bình.

Sau vòng đàm phán về giải quyết cuộc khủng hoảng ở Đa-phơ trước đây chỉ thu được vài thành quả, trong đó bao gồm Liên minh Châu Phi cử quan sát viên giám sát ngừng bắn và gửi quân tới khu vực Đa-phơ cũng như đạt được một tuyên bố nguyên tắc cơ bản về chia sẻ quyền lực và tài nguyên, tình hình an hình và giải quyết cuộc khủng hoảng nhân đạo ở khu vực này giữa chính phủ Xu-đăng với hai nhóm vũ trang chống chính phủ ở Đa-phơ.

Các nhà phân tích cho rằng: sự có mặt của quan sát viên giám sát ngừng bắn và quân đội của Liên minh Châu Phi tại Đa-phơ tuy đóng vai trò quan trọng giữ gìn ổn định tình hình khu vực, nhưng do nhiều nhân tố kiềm chế như số người quá ít, trang bị lạc hậu, sự bảo đảm hậu cần khó khăn...nên vai trò là rất có hạn.

Ngoài ra, cá bên tham gia đàm phán hoà bình ở Xu-đăng tuy đạt được tuyên bố nguyên tắc nhưng vẫn chưa đi đến thoả thuận về các chi tiết và vấn đề cụ thể trong việc thực hiện nguyên tắc cơ bản này, khiến cho các bên đàm phán đến nay vẫn chưa đi đến một hiệp nghị hoà bình toàn diện.

Bên cạnh đó, diễn biến tình hình trong thời gian gần đây ở khu vực Đa-phơ cũng làm cho tình hình vốn đã phức tạp lại càng thêm phức tạp hơn.

Trong nội bộ "Phong trào giải phóng Xu-đăng"-nhóm vũ trang chống chính phủ lớn nhất ở khu vực Đa-phơ gần đây đã xảy ra bất đồng lớn trong vấn đề quyền lãnh đạo quân sự và chính trị, nên đã đồng thời xuất hiện hai nhà lãnh đạo. Đây cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng khiến cho cuộc đàm phán hoà bình vòng 6 bị đổ vỡ. Tuy hai phe phái lớn trong "Phong trào giải phóng Xu-đăng" gần đây bày tỏ sẽ phối hợp lập trường tham gia cuộc đàm phán hoà bình vòng 7, nhưng sự mâu thuẫn gay gắt trong nội bộ tổ chức này vẫn có khả năng làm cho cuộc đàm phán hoà bình một lần nữa rơi vào khủng hoảng.

Ngoài ra, trong ngày đầu của vòng đàm phán này, "Phong trào cải cách và phát triển quốc gia"-một nhóm vũ trang chống chính phủ mới được thành lập ở Đa-phơ đã gây ra xung đột đổ máu ở địa phương, làm hơn 30 cảnh sát và binh sĩ Xu-đăng thiệt mạng để trả đũa việc tổ chức này bị gạt ra ngoài cuộc đàm phán hoà bình. Tổ chức này bày tỏ nếu họ vẫn bị gạt ra ngoài tiến trình hoà bình ở Đa-phơ thì họ sẽ tiếp tục phát động các cuộc tấn công ở địa phương.

Trước vấn đề Đa-phơ phức tạp hiện nay, dư luận cho rằng vòng đàm phán hoà bình lần này muốn thu được tiến triển đột phá còn cần plhải các bên tham gia đàm phán thể hiện thiện chí lớn nhất và sự nỗ lực to lớn.