Nghe Online
Tối 23 tháng 11 vừa qua, Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc Trần Văn Luật đã có buổi giảng tại Trường Đại học Bắc Kinh, một trong những trường đại học nổi tiếng nhất ở Trung Quốc với tựa đề "Công cuộc đổi mới của Việt Nam và tình hữu nghị Việt-Trung".
Buổi giảng của Đại sứ Việt Nam Trần Văn Luật chính thức bắt đầu vào 7 giờ tối dưới sự chủ trì của giáo sư Hà Phương Xuyên, giám đốc Viện nghiên cứu châu Á-Thái bình Dương của Trường Đại học Bắc Kinh, phó chủ tịch Hiệp hội sử học Trung Quốc.
Bầu không khí hôm đó rất sôi động, gần 100 các thầy cô giáo, sinh viên khoa lịch sử và Viện nghiên cứu châu Á-Thái bình dương Trường Đại học Bắc Kinh, chuyên ngành tiếng Việt của một số trường đại học ở Bắc Kinh cùng các cán bộ Đại sứ quán Việt Nam đã tới dự buổi giảng hôm đó.
Buổi giảng của Đại sứ Trần Văn Luật đã tạo một cơ hội hoặc một mặt bằng giao lưu cho các học giả Trung Quốc nghiên cứu về Việt Nam cũng như các thầy cô giáo và sinh viên chuyên ngành tiếng Việt.
Hôm đó, đại sứ Trần Văn Luật đã giới thiệu tường tận với các học giả và các thầy cô giáo, sinh viên có mặt tại hiện trường về tình hình đổi mới trong hơn 20 năm qua của Việt Nam cũng như những kinh nghiệm, đặc điểm của công cuộc đổi mới này trong gần 2 tiếng đồng hồ bằng tiếng Trung.
Hơn thế nữa, Đại sứ Trần Văn Luật còn so sánh công cuộc cải cách mở cửa của Trung Quốc với công cuộc đổi mới của Việt Nam, để nói lên quá trình nhân dân Việt Nam đi lên con đường đổi mới đậm đà bản sắc của mình, điều này đã để lại ấn tượng sâu sắc cho các sinh viên có mặt tại hiện trường.
Bạn Lý Xuân Hà, nghiên cứu sinh thạc sĩ chuyên ngành tiếng Việt Trường Đại học Bắc Kinh nói:
"Tôi cho rằng đại sứ Trần Văn Luật đã phân tích một cách chuẩn xác và sâu sắc từ góc độ của một chuyên gia. Một bạn chuyên ngành tiếng Ma-lai-xi-a ngồi cạnh tôi vừa rồi không hiểu biết mấy tình hình Việt Nam, nhưng sau khi nghe đại sứ Việt Nam giới thiệu, bạn ấy cho rằng học giả Việt Nam rất chú trọng thực tế, không che giấu những khuyết điểm trong công tác của mình, và rất chân thành, thẳng thắn."
Bạn Hà cũng cho biết cảm nghĩ của mình một cách chân thành đấy nhỉ.
Do buổi giảng được tổ chức trong trường đại học Bắc Kinh với sự có mặt của nhiều sinh viên, nên từ đầu chí cuối luôn diễn ra trong bầu không khí sôi nổi. Tại hiện trường, Mẫn Linh đã trông thấy nhiều sinh viên lúc thì ghi chép, lúc thì thảo luận thì thầm, họ đã thể hiện sự hứng thú đối với lịch sử Việt Nam.
Hôm đó bạn Uông Hằng, nghiên cứu sinh thạc sĩ khoa lịch sử Trường đại học Bắc Kinh có mặt tại hiện trường tuy chưa lần nào đến Việt Nam, ngày thường cũng chỉ nắm được tình hình Việt Nam một cách đơn giản qua sách báo, sau khi nghe buổi giảng của đại sứ Trần Văn Luật, bạn Hằng nói với chúng tôi rằng, bạn rất khâm phục những thành tựu mà Việt Nam giành được trong công cuộc đổi mới, bạn nói:
"Tôi cho rằng nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam có thể đi lên một con đường phát triển đậm đà bản sắc của mình, đã khắc phục được nhiều khó khăn trong quá trình đó, đây là điều không dễ dàng."
Sau khi kết thúc buổi giảng, giáo sư Hà Phương Xuyên, người chủ trì buổi giảng, giám đốc Viện nghiên cứu châu Á-Thái bình dương Trường Đại học Bắc Kinh đã kể lại với mọi người có mặt tại hiện trường một mẩu chuyện xưa, mẩu chuyện này đã nghiệm chứng tôn chỉ buổi giảng hôm đó của đại sứ Trần Vân Luật, đó là hữu nghị Việt-Trung. Giáo sư Hà Phương Xuyên kể lại rằng:
"Thế hệ chúng tôi là thế hệ được chủ tịch Mao Trạch Đông và chủ tịch Hồ Chí Minh vun đắp, chủ tịch Hồ Chí Minh nói 'mối tình thắm thiết Việt Hoa, vừa là đồng chí vừa là anh em'. Khi thủ tướng Chu Ân Lai sang thăm Việt Nam năm xưa, thủ tướng vừa dìu chủ tịch Hồ Chí minh và nói 'chủ tịch Hồ Chí Minh là người anh cả của chúng tôi cũng là nhà cách mạng đi trước'."
Những lời trên đây của giáo sư Hà Phương Xuyên đã khiến các bạn trẻ chưa từng trải thời kỳ lịch sử đó lại một lần nữa cảm nhận mối tình "vừa là đồng chí vừa là anh em" giữa Trung Quốc và Việt Nam trước đây.
Tại hiện trường đã nhiều lần vang lên những tràng vỗ tay nhiệt liệt, họ vỗ̃ tay vì "mối tình thắm thiết Việt Hoa". Cuối cùng, giáo sư Hà Phương Xuyên và đại sứ Trần Văn Luật đã cùng hát những bài hát cách mạng thời kỳ lịch sử đó, đưa bầu không khí hiện trường lên tới đỉnh cao.
|