Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2005-11-29 10:07:36    
Phóng tàu vũ trụ có người lái đánh dấu sức mạnh tổng hợp lớn mạnh của một nước

cri
CRI : Gần đây tại Bắc Kinh , Trung Ương Đảng , quốc vụ viện và quân ủy Trung Ương TQ đã tổ chức mít tính trọng thể chúc mừng Tàu Thần Châu 6 có người lái thu được thành công tốt đẹp . Trong bài phát biểu quan trọng tại cuộc mít tính , Tổng bí thư Trung Ương Đảng , chủ tịch Nước Hồ Cẩm Đào nói , Tàu Thần Châu 6 có người lái thu được thành công tốt đẹp là sự thể hiện quan trọng nói lên sức mạnh tổng hợp và trình độ khoa học kỹ thuật của TQ không ngừng được tăng cường ,có ý nghĩa quan trọng và sâu xa đối với việc nâng cao vị thế của TQ trên trường quốc tế cũng như cổ vũ hơn nữa toàn Đảng và nhân dân các dân tộc trong cả nước phấn đấu xây dựng toàn diện xã hội khá giả .

Mọi thành tựu quan trọng giành được trong lĩnh vực phát triển tàu vũ trụ có người lái đều gây ảnh hưởng chính trị hết sức quan trọng đối với bố cục của thế giới ngày nay và địa vị quốc tế . Về sức mạnh khoa học kỹ thuật , tàu vũ trụ có người lái đã tập trung tất cả các kỹ thuật mũi nhọn của lĩnh vực hàng không vũ trụ trên thế giới hiện nay , nếu không có khoa học kỹ thuật và khả năng nghiên cứu khoa học cao thì không thể phát triển tàu vũ trụ có người lái ,về kinh tế , tàu vũ trụ có người lái là kỹ thuật khoa học đắt tiền nhất trên thế giới , cần có vốn đầu tư kếch sù của Nhà nước , nếu một nước không có cơ sở kinh tế hùng hậu và khả năng kinh tế lớn mạnh thì không thể phát triển tàu vũ trụ có người lái , bên cạnh đó tàu vũ trụ có người lái còn liên quan chặt chẽ tới khả năng phòng thủ và sức xã hội .

Ngày 12 tháng 4 năm 1961 , khi nhà du hành vũ trụ Ga-ga-rin của Liên Xô cũ đáp con tàu vũ trụ 'Phương Đông 1' trở về một cách an toàn , trở thành nhà du hành vũ trụ đầu tiên trên thế giới, nhân dân cả nước Liên Xô hân hoan reo mừng và được cổ vũ to lớn ,cả nước Liên Xô đều lấy làm kiêu hãnh và tự hào trước việc này .

Tổng thống Mỹ Kennedy vừa nhậm chức chưa tới 4 tháng lúc bấy giờ cũng lấy làm kinh ngạc trước thành công mà Liên Xô đaṭ được trong công trình tàu vũ trụ có người lái ,lập tức yêu cầu các cố vấn cấp cao của ông ấn định chương trình tàu vũ trụ có người lái để nhanh chóng chiến thắng Liên Xô cũ .

Để thực hiện mục tiêu này , tháng 5 năm 1961 , tổng thống Kennedy đã tuyên bố trước công chúng Mỹ rằng , Mỹ sẽ đầu tư 25 tỷ đô-la Mỹ , tập trung tất cả các cơ quan nghiên cứu khoa học , trường đại học và cao đẳng và các công ty hàng không vũ trụ tốt nhất của Mỹ , thực hiện việc đưa nhà du hành vũ trụ Mỹ lên mặt trăng , đó tức là chương trình 'Apollo lên mặt trăng ' nổi tiếng Mỹ .

Qua 8 năm phấn đấu gian khổ của 400 nghìn chuyên gia khoa học kỹ thuật Mỹ , ngày 20 tháng 7 năm 1969 , hai nhà du hành vũ trụ trên con tàu 'Apollo 11 ' đã đổ bộ lên mặt trăng một cách thuận lợi , thực hiện nguyện vọng của người Mỹ . Sự thành công của chương trình 'Apollo lên mặt trăng ' không những đã xác định địa vị dẫn đầu thế giới về kỹ thuận hàng không vũ trụ của Mỹ ,mà còn xây dựng lại hình ảnh Mỹ là một nước mạnh về khoa học kỹ thuật trong lòng nhân dân thế giới . Có thể nói , phát triển tàu vũ trụ có người lái, không những là sự thử thách về khí phách hùng vĩ và tầm mắt nhìn xa của nhà lãnh đạo một nước , đồng thời cũng là thách thức về sức mạnh tổng hợp , trình độ phát triển khoa học kỹ thuật , khả năng tham gia công việc quốc tế và xây dựng hình ảnh của một quốc gia .