CRI: Hội nghị các nước ký kết lần thứ 11 "Công ướng khung về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc" diễn ra tại Mông-tơ-rê-an Ca-na-đa từ ngày 28-11 đến ngày 9-12. Trong thời gian hội nghị còn sẽ họp hội nghị các nước ký kết lần thứ nhất sau khi "nghị định thư Ki-ô-tô" về hạn chế khí thải gây hiệu ứng nhà kính của các nước phát triển có hiệu lực và Hội nghị cấp cao các nhà lãnh đạo thành phố về biến đổi khí hậu lần thứ 4. Việc tổ chức một loạt các hội nghị này chứng tỏ sự biến đổi khí hậu đã được Cộng đồng quốc tế ngày càng quan tâm rộng khắp.
Theo lịch trình, Hội nghị các nước ký kết "Công ước khung về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc" lần này sẽ thảo luận sự ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đối với con người cũng như các biện pháp ứng đối, trong đó bao gồm: chính sách về khí thải gây hiệu ứng nhà kính cũng như việc phát triển và chuyển giao công nghệ phòng ngừa biến đổi khí hậu. Hơn 8 nghìn đại biểu của hơn 190 nước và khu vực sẽ dự hội nghị. Được biết, Bộ trưởng Môi trường các nước sẽ dự hội nghị trong 3 ngày cuối, thay mặt chính phủ nước mình trình bày lập trường đối với vấn đề khí hậu đặt ra cho toàn cầu.
Hội nghị lần này đã diễn ra trong bối cảnh hiện thực hết sức ngặt nghèo. Các thiên tai lớn trong phạm vi toàn thế giới xảy ra dồn dập trong năm nay, gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản hơn bao giờ hết cho loài người, trong đó kể cả trận sóng thần xảy ra trên Ấn-độ dương cuối năm ngoái, các cơn báo Ca-tơ-ri-na và Uyn-ma tàn phá vùng miềng trung và bắc Mỹ hồi tháng 7 và tháng 8 cũng như trận động đất ở Pa-ki-xtan hồi tháng 10, v.v. Sự hoành hành của những thiên tai này không thể không khiến cho mọi người suy nghĩ, liệu có phải thiên nhiên đang trả đũa việc coi người phá hoại môi trường hay không? Nếu không áp dụng biện pháp thiết thực bảo vệ môi trường thì con người sẽ không sao tưởng tượng được những thảm họa thiên tai đối mặt sau này.
Hội nghị các nước ký kết "Nghị định thư Ki-ô-tô" lần thứ nhất diễn ra cùng lúc cũng là một tiêu điểm lớn khiến mọi người quan tâm một loạt các hội nghị diễn ra ở Mông-tơ-rê-an lần này. Nghị định thư Ky-ô-tô đã được thông qua tại Hội nghị lần thứ 3 các nước ký kết "Công ước khung về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc" diễn ra ở Ky-ô-tô Nhật tháng 12-1997, nhằm hạn chế lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính của các nước phát triển để khống chế sự nóng lên của khí hậu toàn cầu. Nhưng do thái độ lật lọng và không có tinh thần trách nhiệm của Chính quyền Bu-xơ Mỹ, nên nghị định thư này sau 8 năm mới chính thức có hiệu lực vào tháng 2 năm nay.
Ngoài ra, trong thời gian các hội nghị lần này còn sẽ tổ chức Hội nghị cấp cao các nhà lãnh đạo chính quyền thành phố về biến đổi khí hậu lần thứ 4. Đến lúc đó, các nhà lãnh đạo thành phố toàn cầu sẽ bày mưu hiến kế cho việc kiểm soát khí thải gây hiệu ứng nhà kính và bảo vệ môi trường.
|