CRI : Bộ trưởng Ngoại giao Chính phủ Đức khóa mới Xten-mây-ơ ngày 28 lên đường đi thăm Oa-sinh-tơn để hội đàm với ngoại trưởng Mỹ Rai-xơ, thảo luận phát triển quan hệ Đức-Mỹ trong tương lai. Hướng phát triển quan hệ Đức-Mỹ trở thành trọng điểm quan tâm của bên ngoài.
Các nhà quan sát cho rằng trong thời gian bà Méc-ken làm thủ tướng Đức, quan hệ Đức-Mỹ khẳng định sẽ có phần được cải thiện so với thời kỳ thủ tướng Xrô-ê-đơ. Thế nhưng do bà Méc-ken và ngoại trưởng mới của Đức Xten-mây-ơ có sự bất đồng trong chính sách cụ thể đối với Mỹ, nên không gian để cho quan hệ Đức-Mỹ thu được tiến triển hơn nữa là có hạn.
Quan hệ đối tác đặc biệt với Mỹ luôn là một trụ cột lớn trong chính sách ngoại giao của Đức sau chiến tranh, thế nhưng trong 7 năm cầm quyền của cựu thủ tướng Xrô-ê-đơ, quan hệ Đức-Mỹ không ngừng cọ xát, nhất là việc ông Xrô-ê-đơ nói "không" đối với việc Mỹ phát động cuộc chiến tranh chống I-rắc cũng như cất tiếng nói tương phản với Mỹ trong các vấn đề cải cách Liên hợp quốc, bảo vệ môi trường...những điều này đều khiến cho Chính phủ Mỹ cảm thấy hết sức bất bình, quan hệ Đức-Mỹ rơi xuống tới mức thấp nhất kể từ sau chiến tranh đến nay.
Gần đây, bà Méc-ken, thủ tướng mới của Đức từng nhiều lần bày tỏ Chính phủ khóa mới sẽ hàn gắn quan hệ với Mỹ. Bên cạnh đó Mỹ cũng thể hiện thái độ tích cực trong việc cải thiện quan hệ hai nước. Đại sứ Mỹ tại Đức Tim-ken trả lời phỏng vấn các phương tiện truyền thống Đức gần đây nói, Chính phủ Mỹ mong đợi gắn bó hơn nữa quan hệ với chính phủ mới của Đức.
Tuy nhiên các nhà phân tích cho rằng, trong thực tế không gian phát triển của quan hệ Đức-Mỹ là rất có hạn. Trước hết, sự bất đồng giữa hai nước trong các vấn đề chiến tranh I-rắc, cải cách Liên hợp quốc và bảo vệ môi trường rất khó được loại trừ hoàn toàn trong thời gian ngắn. Hai là, trong nội bộ chính phủ Đức vẫn tồn tại sự bất đồng về mặt chính sách cụ thể đối với Mỹ. Chính phủ Đức lần này là một chính phủ liên hợp lớn, Liên minh do bà Méc-ken lãnh đạo để giữ được ghế thủ tượ́ng đã không tiếc từ bỏ các chức vụ quan trọng trong chính phủ như ngoại trưởng, bộ trưởng tài chính...điều này sẽ khiến bà Méc-ken phải sắm vai "Thủ tướng yếu thế". Trong khi đó ngoại trưởng Xten-mây-ơ từng giữ chức bộ trưởng trong thời gian ông Xrô-ê-đơ cầm quyền, tư tưởng ngoại giao của ông tiếp cận với ông Xrô-ê-đơ. Có thể dự kiến trong thời gian ông Xren-mây-ơ làm ngoại trưởng, chính sách ngoại giao của Đức có một phần rất lớn vẫn sẽ kế thừa và tiếp diễn những "quan điểm" của ông Xrô-ê-đơ.
Tuy ông Xten-mây-ơ và bà Méc-ken đạt được thoả thuận trong việc phát triển hơn nữa mối quan hệ đối tác xuyên đại tây dương với Mỹ, nhưng chính phủ mới thành lập còn chưa đầy một tuần nhưng sự bất đồng giữa hai người về nội dung cụ thể của chính sách đối với Mỹ đã nổi cộm lên. Bà Méc-ken trả lời phỏng vấn một cơ quan truyền thống Đức ngày 26 nói, chính sách đối với Mỹ của Đức có phần thay đổi, cần phải ra sức nhấn mạnh quan hệ hai nước.
Ông Xten-mây-ơ khi trả lời phỏng vấn gần đây nói, mối quan hệ xuyên đại tây dương giữa Đức và Mỹ trong 3 năm qua ở trên "qũi đạo phát triển tốt đẹp", Chính phủ mới của Đức sẽ không có sự thay đổi căn bản trong quan hệ với Mỹ, chính phủ Đức hiện nay không cần thiết thay đổi phương châm chính sách đối với Mỹ.
Bởi vậy, các nhà phân tích chỉ rõ mặc dù bà Méc-ken mong có thể ra sức tăng cường quan hệ với Mỹ trong nhiệm kỳ, nhưng sự cải thiện của quan hệ Đức-Mỹ là rất có hạn.
|