Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2005-11-25 16:46:08    
Liên minh châu Âu bật đèn xanh cho việc cải cách ngành sản xuất đường

cri
Theo tin Đài chúng tôi: Qua cuộc thảo luận quyết liệt ba ngày, ngày 24, Bộ trưởng Nông nghiệp các nước liên minh châu Âu cuối cùng đã đồng ý chấp thuận đề nghị của Anh, nước chủ tịch luân phiên và ủy ban liên minh châu Âu về tiến hành cải cách "mang tính căn bản" đối với chế độ trợ cấp cho ngành sản xuất đường. Việc này đánh dấu chế độ trợ cấp thi hành trong hơn 40 năm qua đã có sự đột phá quan trọng trên con đường cải cách đổi mới.

Trong ngày đầu hội nghị, Anh thay mặt liên minh châu Âu đã nêu ra một phương án điều chỉnh kế hoạch cải cách ngành đường, đề nghị, liên minh châu Âu từng bước giảm giá đường 39o/o trong vòng 4 năm kể từ năm 2006. Trải qua sự cò kè bớt một thêm hai của các nước thành viên, mức giảm giá này cuối cùng được điều chỉnh là 36o/o.

Ngoài từng bước giảm giá đường ra, phương án này đồng thời quy định liên minh châu Âu sẽ thiết lập một quỹ đặc biệt với tổng kim ngạch 6 tỷ 300 triệu ơ-rô EU, dùng để bồi thường sợ tổn thất của nông dân và các nhà sản xuất đường do giảm giá đường. Ngoài ra, để xoa dịu sự ảnh hưởng đối với 18 nước và khu vực châu Phi, Ca-ri-bê-va, Thái Bình Dương đã ký hiệp nghị ưu đãi với liên minh châu Âu do giá đường giảm với mức lớn, phương án mới yêu cầu liên minh châu Âu viện trợ 40 triệu ơ-rô cho ngành sản xuất đường của các nước nói trên trong năm 2006, và tiếp tục giúp đỡ các nước này phát triển ngành đường.

Trong chế độ trợ cấp ngành đường hiện nay, các nông dân và nhà sản xuất đường của liên minh châu Âu hằng năm đều nhận được khoản trợ cấp rất lớn từ chính phủ, việc này dẫn đến giá đường của liên minh châu Âu cao gấp 4 lần giá bình quân trên thị trường quốc tế. dưới sự yêu cầu của các nước sản xuất đường chủ yếu như Ốt-xtrây-li-a, Bra-xin, Thái Lan v,v, đầu năm nay WTO đã phán quyết chế độ trợ cấp cho ngành đường của liên minh châu Âu trái phép. Vì vậy, tháng 6 năm nay, ủy ban liên minh câu Âu đã nêu ra một kế hoạch cải cách, đề nghị giảm giá đường 39o/o trong vòng hai năm, đồng thời khuyến khích các nông dân và nhà sản xuất đường thiếu sức cạnh tranh tích cực chuyển đổi sản xuất. Kế hoạch này đã nhận được sự ủng hộ của các nước thành viên Đức, Pháp, Anh, nhưng vấp phải sự phản đối mãnh liệt của các nước Tây Ban Nha, Y-ta-li-a, Ba-la v,v.

Sở dĩ liên minh châu Âu vội vàng thúc đẩy việc cải cách ngành đường, là có sự suy xét thực tế. Bà Ma-ri-an Bôn, ủy viên phụ trách phát triển nông nghiệp và nông thôn của liên minh châu Âu từng cảnh báo rằng, do chế độ trợ cấp ngành đường hiện nay của ủy ban liên minh châu Âu sẽ hết hạn vào tháng 7 năm 2006, nếu tiếp tục trì hoãn cải cách sẽ dẫn đến hậu quả mang tính tai nạn. Hơn nữa sự trì hoãn này cũng rất bất lợi cho việc cải thiện hoàn cảnh hiện nay của liên minh châu Âu trong vòng đàm phán Đô-ha về nông nghiệp của WTO.

Thế nhưng, cũng như cuộc cải cách trong lĩnh vực khác của liên minh châu Âu, cuộc cải cách ngành đường tất sẽ động chạm tới lợi ích đã nắm trong tay của các cộng đồng liên quan.

Có nhà phân tích cho rằng, xét về lâu dài, cuộc cải cách lần này sẽ có lợi cho việc tăng cường sức cạnh tranh của ngành sản xuất đường liên minh châu Âu trên thị trường quốc tế. Nhưng bất cứ cuộc cải cách nào đều không thể trách khỏi cơn đau trên một mức độ nào đó. Cho nên, liên minh châu Âu còn cần phải tích cực ứng đối "sự chấn động tiếp theo" do cải cách ngành đường mang đến.