Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2005-11-25 16:36:10    
Động thái sửa đổi Hiến pháp của Nhật rất đáng quan tâm

cri

Nghe Online

Theo tin Đài chúng tôi: Đảng Dân chủ Tự do cầm quyền của Nhật gần đây đã công bố bản dự thảo Hiến pháp sửa đổi dự định trình lên quốc hội xem xét. Nội dung cốt lõi của bản dự thảo Hiến pháp này là từ bỏ điều khoản về Nhật không được có quân đội trong Hiến pháp hiện hành. Động thái này đã gây lên sự quan tâm cao độ của Cộng đồng quốc tế, đặc biệt là các nước Châu Á láng giềng của Nhật. Về vấn đề này, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lưu Kiến Siêu ngày 24 nói, do nguyên nhân lịch sử, các nước Châu Á hết sức quan tâm động thái sửa đổi Hiến pháp của Nhật. Trung Quốc cho rằng Nhật kiên trì phương hướng hoà bình và phát triển là phù hợp với lợi ích căn bản của Nhật, cũng có lợi cho hoà bình, ổn định và phát triển của khu vực.

Do bài học đau đớn thi hành chính sách bành trướng đối ngoại, xâm lược điên cuồng các nước Châu Á của chủ nghĩa quân phiệt Nhật trong thập niên 30 và 40 của thế kỷ trước, nên sau đại chiến thế giới lần thức 2, năm 1947 Nhật xây dựng Hiến pháp, điều 9 trong Hiến pháp qui định rõ rằng "từ bỏ vĩnh viễn biện pháp phát động chiến tranh, đe dọa hoặc sử dụng vũ lực để giải quyết tranh chấp quốc tế vì chủ quyền quốc gia. Để đạt tới mục tiêu này, Nhật không duy trì hải, lục không quân và các sức mạnh chiến tranh khác, không công nhận quyền giao chiến nhà nước". Bởi vậy Hiến pháp này cũng được gọi là "Hiến pháp hoà bình", trở thành nền tảng của một loạt chính sách đối nội và đối ngoại của Nhật, các nguyên tắc cơ bản của nó được áp dụng cho đến ngày nay.

"Hiến pháp hoà bình" đã đóng vai trò không thể thay thế trong quá trình phát triển kinh tế của Nhật sau chiến tranh. Thế nhưng, những năm gần đây, cùng với thực lực kinh tế được tăng cường và xu thế hữu khuynh ngày càng rõ rệt, ý thức đòi Nhật bứt khỏi bóng đen "nước bại trận" và làm một "nước lớn chính trị" ở Nhật ngày càng nổi cộm. Những tiếng nói lạc điệu đòi đột phá "Hiến pháp hoà bình" và từ bỏ điều 9 trong Hiến pháp bắt đầu cất lên. Lực lượng phòng vệ Nhật trong thực tế đã trở thành quân đội, thực lực quân sự đứng thứ 2 trên thế giới chỉ sau Mỹ. Ngoài ra, Nhật còn dọn đường cho việc cử lực lượng phòng vệ ra nước ngoài thông qua việc ấn định các luật pháp quân sự như "Luật về sự kiện xung quanh", "luật tấn công sự kiện bằng vũ lực" v.v.

Ngày 22 tháng này, Đảng Dân chủ Tự do Nhật đã chính thức công bố bản dự thảo Hiến pháp sửa đổi nhân kỷ niệm 50 năm ngày thành lập Đảng. Bản dự thảo này đã sửa đổi việc "Nhật không được có hải, lục, không quân và các lực lượng chiến đấu khác" thành "cần phải có quân đội để tự vệ và đặt dưới sự chỉ huy tối cao của thủ tướng vì giữ gìn hoà bình, đột lập quốc gia cũng như an ninh của nhà nước và nhân dân"; rứt khoát nâng cấp lực lượng phòng vệ thành "quân đội phòng vệ", và cho phép gửi quân ra nước ngoài.

Bản dự thảo Hiến pháp sửa đổi của Đảng Dân chủ Tự do Nhật đã phát đi một tín hiệu rõ ràng với toàn thế giới đó là: Có quân đội, công nhận quyền giao chiến của nhà nước và hợp pháp hóa việc gửi quân ra nước ngoài. Việc Nhật ráo riết đẩy mạnh nhịp bước sửa đổi Hiến pháp, ra sức phát triển sức mạnh quân sự vượt quá nhu cầu phòng vệ của bản thân, tận dụng mọi cơ hội để gửi quân ra nước ngoài và hướng tới một nước lớn quân sự đã khiến cho Nhật ngày càng xa rời đường lối chủ nghĩa hoà bình được tuân thủ sau đại chiến thế giới lần thứ 2. Những động thái này là rất đáng quan tâm. Một là, xu thế hữu khuynh hóa chính trị ngày càng nổi bật ở Nhật, nếu thế lực này kết hợp với sức mạnh quân sự đã rất lớn mạnh trong thực tế của Nhật sẽ mang lại sự ảnh hưởng gì đối với hoà bình và ổ định của Châu Á nói riêng và thế giới nói chung, đây là điều khiến mọi người không thể không cảm thấy lo lắng. Hai là, Nhật đến nay vẫn không nhận thức đúng đắn quãng lịch sử của chủ nghĩa quân phiệt trước đây, vấn đề nhận thức lịch sử mà tiêu biểu là nhà lãnh đạo Nhật đi viếng đền Y-a-xu-cu-ni vẫn đang trở ngại cho quan hệ giữa Nhật với các nước láng giềng Châu Á phát triển lành mạnh. Điều này khiến cho mọi người hoài nghi liệu Nhật có rút bài học lịch sử, thực sự đi lên con đường hoà bình và phát triển hay không?