Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2005-11-25 14:58:45    
Đạo diễn điện ảnh Trương Dương

cri

Nghe Online

Mấy năm nay, có một số đạo diễn điện ảnh hơn 30 tuổi đang hoạt động sôi nổi trong giới điện ảnh Trung Quốc, phim của họ chủ yếu thể hiện sự thay đổi cuộc sống của người Trung Quốc trong 20, 30 năm qua, có nhiều bộ phim đoạt được giải thưởng trong liên hoan phim nước ngoài. Trong tiết mục hôm nay, Duy Hoa xin giới thiệu với quý vị và các bạn về một người trong số họ, đó là đạo diễn Trương Dương̣.

Gần đây, các rạp phim Trung Quốc đang chiếu bộ phim mới nhất mang tên "Hoa hướng dương" của đạo diễn Trương Dương, cách đây không lâu, bộ phim này đoạt được giải thưởng đạo diễn xuất sắc nhất tại Liên hoan phim San Sê-ba-xti-an Tây Ban Nha. Bộ phim "Hoa hướng dương" kể chuyện về sự thay đổi cuộc sống của một gia đình người dân bình thường ở Bắc Kinh trong khoảng 30 năm từ thập niên 70 đến thập niên 90 thế kỷ trước. Bộ phim đã chú trọng thể hiện quan hệ giữa hai cha con với bối cảnh lịch sử các sự kiện quan trọng xẩy ra tại Trung Quốc trong 30 năm đó.

Đạo diễn Trương Dương năm nay 38 tuổi, lớn lên từ một ngõ hẻm Bắc Kinh, sự trưởng thành của anh cũng giống như nhân vật chính trong phim, chính vì thế có người nói, đây là bộ phim tự thuật của anh. Còn anh thì nói, anh đã trút rất nhiều tình cảm của mình vào phim này.

Điều cảm động nhất của bộ phim là quan hệ chân thật giữa hai cha con. Bộ phim đã dùng nhiều chi tiết để thể hiện sự xung đột giữa hai cha con. Người cha rất nghiêm với con, mong con đi theo con đường mà mình đã sắp đặt. Lúc nhỏ, cha bắt con học vẽ; khi con đến tuổi dậy thì, bắt đầu biết tìm bạn gái, muốn bỏ học đi buôn bán, cha không cho, bắt con phải thi đại học. Người cha muốn con học lên làm ra để bù đắp lại những đáng tiếc và thiệt thòi của mình trước đây. Sau khi con trưởng thành và lập gia đình, người cha rất vui mừng bởi sự thành đạt của con mình, nhưng sự không thông cảm giữa hai cha con ngày càng tăng thêm. Nhiều tình tiết gây nên sự đồng cảm mạnh mẽ trong lớp khán giả 30-40 tuổi, vì đó là sự từng trải chung của lớp người này.

Tháng 9 năm nay, bộ phim "Hoa Hướng Dương" tổ chức lễ chiếu đầu tiên tại Tô-rôn-tô Ca-na-đa, khi chiếu ở Tây Ban Nha, Nhật, I-ta-li-a cũng nhận được khán giả hoan nghênh. Đề cập sự phản ánh của khán giả, đạo diễn Trương Dương nói:

"Tôi thấy, khán giả nước ngoài có phản ánh mạnh mẽ hơn khán giả Trung Quốc khi xem bộ phim này, tuy họ không hiểu mấy về bối cảnh lịch sử, nhưng họ có đồng cảm mạnh mẽ hơn so với khán giả Trung Quốc về chi tiết cuộc sống, tình cảm cha con, quan hệ gia đình. Thông qua bộ phim này, họ nhìn thấy sự thay đổi thời đại ở Trung Quốc."

Khi giải thích tại sao đặt tên "Hoa Hướng Dương" cho bộ phim này, anh Dương nói hoa hướng dương là loại cây đại diện hy vọng, sự trưởng thành của những người như anh đều như hoa hướng dương.

Nhìn bề ngoài, đạo diễn Trương Dương như một chàng trai mới lớn, cười có duyên, tâm trạng sảng khoái, lành mạnh. Năm 1991 anh tốt nghiệp khoa đạo diễn Học viện Hý kịch Trung ương Trung Quốc. Anh đã đạo diễn một số bộ phim phản ánh cuộc sống hiện thực của người Trung Quốc, được đánh giá tốt, dần dần hình thành phong cách đạo diễn tả thực, kể chuyện lưu loát. Bộ phim "Năm câu chuyện về tình yêu" do anh đạo diễn thông qua 5 câu chuyện thể hiện cuộc sống tình cảm của người Trung Quốc ở các lứa tuổi khác nhau, bộ phim khôi hài, nhẹ nhõm, nhưng khiến người ta phải suy nghĩ. Hồi chiếu bộ phim này ở Trung Quốc cũng rất ăn khách.

Anh Dương được coi là một đạo diễn giỏi về các bộ phim với chủ đề đô thị. Năm 1999, anh đạo diễn bộ phim "Nhà tắm", đây là một bộ phim luân lý đời sống đô thị thể hiện sự xung đột giữa văn hoá mới và cũ. Bác Lưu dày công kinh doanh nhà tắm, nhưng nhà tắm khó thể tồn tại trong quá trình mở rộng xây dựng thành phố, hai cha con lại có ý nghĩ khác hẳn nhau về cuộc sống và sự nghiệp. Cuối cùng, bác Lưu qua đời, nhà tắm phải dỡ, con trai cũng thật sự hiểu biết cha mình. Bộ phim này đã được trao giải đạo diễn xuất sắc nhất tại Liên hoan phim San Sê-ba-xti-an Tây Ban Nha năm 1999, và đoạt được giải thưởng Hội đồng bình bầu của Liên hoan phim Tô-rôn-tô Ca-na-đa.

Anh Dương luôn thông qua phim của mình để thể hiện sự thay đổi thời đại của Trung Quốc trong 20, 30 năm qua. Anh nói:

"Thực ra, đặc điểm lớn nhất của điện ảnh là thể hiện bản chất cuộc sống, đương nhiên cũng có thể làm phim không phản ánh hiện thực, nhưng đối với tôi, phim phản ánh chân thật cuộc sống, mới được coi là phim hay. Tôi thấy thể hiện được cuộc sống chân thật cho khán giả là sự hưởng thụ đối với mỗi khán giả, vì điện ảnh là phương tiện ghi chép hiện thực hiệu quả hơn so với hội hoạ và âm nhạc."

Anh Dương thông qua các bộ phim của mình phản ánh sự thay đổi xã hội ở Trung Quốc, ghi chép sự từng trải tâm lý của những người cùng thế hệ anh, anh cho rằng, điện ảnh là một phương thức tự diễn đạt mình, diễn đạt hết tình cảm của mình là cách giao lưu, chia sẻ cuộc sống của anh với mọi người.