Nghe Online
Theo tin đài chúng tôi , ngày 24 tại Viên , hội đồng cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế đã họp hội nghị trong hai ngày , chủ yếu thảo luận vấn đề hạt nhân I-ran . Âu Mỹ và I-ran lại triển khai vòng mới cuộc chiến ngoại giao xoay quanh vấn đề này .
Theo sắp xếp của hội nghị ,tổng giám đốc cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế Bra-đây đã trao cho đại biểu của 35 nước thành viên bản báo cáo mới về vấn đề hạt nhân I-ran , các đại biểu dự hội nghị sẽ tiếp tục triển khai thảo luận về việc làm thế nào để giải quyết vấn đề hạt nhân I-ran . Trước đó , cộng đồng quốc tế phổ biến cho rằng , Mỹ và Liên minh Châu Âu sẽ thúc đẩy hội nghị lần này thông qua nghị quyết , trao vấn đề hạt nhân I-ran cho hội đồng bảo an Liên hợp quốc .
Nhưng , cơ quan truyền thông Viên số ra ngày 21 dẫn lại tin của nhân sĩ ngoại giao Mỹ và Liên minh Châu Âu cho biết , Mỹ và Liên minh Châu Âu đã quyết định tạm thời không xem xét việc thúc đẩy hội nghị trao vấn đề hạt nhân I-ran cho hội đồng bảo an Liên hợp quốc , mà toan thúc đẩy hội nghị công bố bản tuyên bố về sự phát hiện mới đây của cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế , phê bình I-ran về việc họ có thể tàng trữ bản sơ đồ kỹ thuật hạt nhân của đầu đạn hạt nhân cũng như tiến hành hoạt động hạt nhân khác khiến người ta lo lắng .
Các nhà phân tích cho rằng , sở dĩ Mỹ và Liên minh Châu Âu hiện nay làm như vậy , chủ yếu là vì dành thời gian nhiều hơn cho Nga để Nga thuyết phục I-ran chấp nhận phương án thỏa hiệp này , chuyển hoạt động làm giàu U-ra-ni của I-ran sang Nga . Nếu Nga có thể thuyết phục I-ran chấp nhận đề nghị này , thì về lý luận mà nói , I-ran sẽ mất đi điều kiện sản xuất nhiên liệu hạt nhân dùng vào việc sản xuất vũ khí , khiến Mỹ và Liên minh Châu Âu giảm bớt sự lo lắng đối với chương trình hạt nhân của I-ran .
Nếu như sự nỗ lực của Nga bị thất bại , thì việc Nga và một số thành viên của hội đồng cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế phản đối trao vấn đề hạt nhân I-ran cho hội đồng bảo an sẽ bị làm suy yếu đi phần nào . Ngoài ra , trong hội đồng cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế , ngoài Vê-nê-su-ê-la phản đối chủ trương của Mỹ trên vấn đề hạt nhân I-ran ra , hiện nay lại tăng thêm ba nước phản đối là Bê-la-rút , Cu-ba và Xi-ri , nếu Mỹ và Liên minh Châu Âu cưỡng bức thúc đẩy việc trao vấn đề hạt nhân I-ran cho hội đồng bảo an Liên hợp quốc ra , thì họ sẽ phải đối mặt với sức cản trở rất lớn . Vì vậy , lần này Mỹ và Liên minh Châu Âu đã áp dụng sách lược lấy lùi để tiến , tranh thủ Nga gần như chấp nhận hoặc chấp nhận lập trường của mình , một khi điều kiện của các bên chín muồi sẽ trao vấn đề hạt nhân I-ran cho hội đồng bảo an .
Ngày 23 , chính phủ I-ran đã bác lại sách lược lấy lùi để tiến của Mỹ và Liên minh Châu Âu . Quốc hội I-ran còn thông qua một dự luật , yêu cầu trong tình hình vấn đề hạt nhân I-ran một khi trao cho hội đồng bảo an Liên hợp quốc , chính phủ I-ran sẽ gián đoạn việc thanh sát kiểu đột xuất của nhân viên thanh sát quốc tế đối với các công trình hạt nhân của I-ran , đồng thời khôi phục lại hoạt động làm giàu U-ra-đi-um .
Ngày 23 , ngoại trưởng I-ran Mốt-ta-ki nhấn mạnh với phóng viên rằng , I-ran kiên quyết bác lại phương án thỏa hiệp là chuyển dự án làm giàu U-ra-đi-um tới Nga , I-ran kiên quyết tiến hành hoạt động làm giàu U-ra-đi-um trên lãnh thổ nước mình .Song ông bày tỏ , I-ran mong trong vài tuần tới sẽ tiến hành vòng mới cuộc hội đàm với Liên minh Châu Âu xoay quanh vấn đề hạt nhân của nước này . Ông Mốt-ta-ki cho biết , ông đã thảo luận với bộ trưởng ngoại giao Anh Strau về các yếu điểm của cuộc hội đàm , hội đàm sẽ bắt đầu sau khi kết thúc hội nghị hội đồng cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế vào ngày 24 , hiện nay , Liên minh Châu Âu và I-ran đang thảo luận thời điểm cụ thể của cuộc hội đàm . Có tin cho biết , hội đàm sẽ diễn ra vào ngày 6 tháng 12 .
Qua đó có thể thấy , trước khi triệu tập hội nghị hội đồng cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế , Liên minh Châu Âu và I-ran đều đã triển khai cuộc chiến ngoại giao và dò xét thái độ của đối phương , áp dụng sách lược cả mềm lẫn cứng , còn hội nghị lần này sẽ tiếp tục trở thành vũ đài đọ sức về vấn đề hạt nhân I-ran giữa các bên .
|