Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2005-11-24 14:02:38    
Ngôi thành nhỏ Bình Dao

cri
Trong số vô vàn các thành phố và thị trấn lớn nhỏ tại TQ, thật khó có được một thành phố như ngôi thành nhỏ Bình Dao. Nó còn giữ được khá nguyên vẹn phong cách và diện mạo của kiến trúc hai triều Minh Thanh sau thế kỷ 14, là một trong những ngôi thành cổ được giữ lại hoàn chỉnh nhất tại TQ hiện nay. Có thể nói, cả ngôi thành Bình Dao là một cụm văn vật hoàn chỉnh, cũng chính vì vậy nên nó đã dễ dàng giành được thành công khi xin đưa vào di sản văn hóa thế giới.

Bình Dao nằm ở tỉnh Sơn Tây miền trung TQ, đoạn lịch sử của nó có thể tính ngược thời gian vào hơn 2700 năm trước. Trong lịch sử, Bình Dao từng mấy lần di rời, còn Bình Dao mà chúng ta nhìn thấy ngày nay thì chính là sản vật của thời kỳ Minh Thanh.

Thành Bình Dao tổng cộng dài hơn 6000 mét, tường thành cao khoảng 12 mét bao quanh lấy Bình Dao tách hẳn với thế giới bên ngoài. Bên trong dù là bố cục của đường phố, phong cách nhà dân hay cửa hàng, đều còn giữ được dáng dấp cổ xưa. Còn bên ngoài tường là ngôi huyện lỵ Bình Dao mới hiện đại, tạo thành sự đối chiếu giữa cổ điển và hiện đại, nên càng tạo cho người xem biết bao mối liên tưởng.

Chị Lương Ngọc Như hướng viên người địa phương nói với chúng tôi rằng, nếu từ trên cao nhìn xuống thì chúng ta sẽ cảm thấy rất kinh ngạc, bởi hình dạng của ngôi thành cổ này trông chẳng khác nào một con rùa khổng lồ.

"Cửa nam của thành cổ Bình Dao trông như đầu rùa, chúng ta có thể nhìn thấy hai khẩu giếng ở ngoài cửa, đó là hai con mắt của rùa. Còn cửa bắc là đuôi rùa, đây cũng là nơi thất nhất trong toàn thành, nước trong nội thành đều chảy qua đây. Phía đông và phía tây thành còn có bốn ngôi thành nhỏ dựng cân xứng nhau, tao thành bốn chân của con rùa đang vươn về phía trước".

Cách thiết kế này không phải là ngẫu nhiên, mà là biểu hiện người TQ cổ xưa rất sùng bái rùa. Trong ý thức truyền thống của ngpười TQ, rùa là tượng trưng cho trường sinh bất lão, mà Bình Dao được thiết kế theo hình con rùa là niềm mong muốn nhờ vào pháp lực của rùa, để thành Bình Dao được vững trãi như bàn thạch, mãi mãi bền lâu.

Ngoài bề ngoài kết cấu khéo léo ra, bên trong cổ thành cũng được quy hoạch rất tỷ mỉ. Trong thành trì kín cổng cao tường này có bốn đường phố lớn vắt ngang nhau, 8 đường phố nhỏ và 72 ngõ, chức năng rõ ràng và vô cùng ngăn nắp. Còn những căn nhà dân ở dọc đường phố hay trong ngõ phần lớn đều là tứ hợp viện với tường màu đen và ngói màu tro. Ngoài ra, cũng có một số nhà dân được xây bằng gạch với màu sắc tươi tắn.

Nghe nói, trong thành cổ Bình Dao hiện còn giữ được hơn 3700 ngôi tứ hợp viện, trong đó có hơn 400 ngôi còn tương đối hoàn hảo. Những nếp nhà dân cổ kính này đã gây cho du khách nhiều hứng thú. Một chị du khách nói với chúng tôi rằng, khi xem qua những kiến trúc cổ này khiến ta phảng phất cảm nhận được bộ mặt phồn vinh của thành phố cổ này.

Khi nói về chủ nhân của các khuôn viên này, thì không thể không nhắc đến các nhà buôn Sơn Tây. Sở dĩ các nhà buôn Sơn Tây nổi tiếng là vì họ đã phát minh ra "Phiếu hiệu", một cơ cấu tiền tệ tương tự với ngân hàng hiện nay.

Sau thế kỷ 18, theo đà thương nghiệp TQ ngày một phồn vinh, thì ngày càng có nhiều nhà buôn đã thấy rõ được tiền tệ bằng kim loại rất nặng nhọc, không tiện cho việc vận chuyển và cũng không được an toàn. Do đó các nhà buôn Sơn Tây đã phát minh ra một phương thức hối đoái mới, đó là "Phiếu hiệu hối đoái". Năm 1824, phiếu hiệu "Nhật Thăng Xương" ra đời tại Bình Dao. Từ đó, các nhà muôn chỉ cần gửi tiền vào "Nhật Thăng Xương" thì sẽ nhận được chứng từ gửi tiền đến rút tiền tại các phân hiệu của "Nhật Thăng Xương " nằm rải rác tại các nơi khác.

Nhiều du khách tới Bình Dao cũng muốn tìm hiểu về đoạn lịch sử phát minh của ngành ngân hàng TQ. Hiện nay, tại một nơi sầm uất trên đường phố phía tây trong cổ thành Bình Dao còn có thể tìm thấy di chỉ cũ của "Nhật Thăng Xương". Khu khuôn viên này không rộng lắm, dài 65 mét, rộng 20 mét, kín cổng cao tường, phiếu hiệu nằm ngay trong khuôn viên này.

Hiện nay, "Nhật Thăng Xương " từng huy hoàng một thời đã trở thành quá khứ, nơi đây đã trở thành viện bảo tàng để du khách tham quan.

Tháng 12 năm 1997, cổ thành Bình Dao đã được tổ chứa giáo dục, khoa họa và văn hóa Liên hợp quốc đưa vào danh mục di sản thế giới.