Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2005-11-24 09:49:46    
Múa dân tộc "lên rau" từ đường cổ trà mã đi ra thế giới

Xin Hua
Theo tin Tân Hoa Xã: Múa "lên rau" là một điệu múa dân gian ở huyện tự trị dân tộc Di Nam Giám châu tự trị dân tộc Bạch Đại Lý tỉnh Vân Nam Trung Quốc, nhưng nghệ thuật dân gian múa trước bàn ăn cơm này đã bắt đầu truyền ra ngoài biên thuỳ tây nam Trung Quốc, từ nông thôn hoang dã tiến ra vùng rộng lớn hơn.

Từ Nam Gián, trạm quan trọng của con đường cổ năm xưa, điều thu hút sự chú ý nhất của phóng viên là điệu múa "lên rau" biểu diễn trong bữa ăn. Qua một chập hỏi han và điều tra phát hiện, đằng sau điệu múa phóng khoáng này có nội hàm phong phú.

Năm 800 sau công nguyên, điệu múa "Nam Chiếu phụng thánh nhạc" của nước Nam Chiếu ở Vân Nam lúc đó đã được biểu diễn tại Tràng An, được coi là một trong 14 vở lễ nhạc của đời nhà Đường, dưới tiếng đệm đàn của "Phụng thánh nhạc", người múa tay cầm đĩa hoặc khay đĩa nhảy múa, điệu múa "lên rau" này trở thành một trong những lễ nghi trong cung đình nhà Đường. Song qua diễn biến hơn nghìn năm, điệu múa cung đình này vẫn bám rễ sâu tại nông thôn dân gian Nam Gián Vân Nam, nơi này được gọi là quê của điệu múa "lên rau" ở Trung Quốc.

Năm 1998, điệu múa "lên rau" Nam Gián tham gia Liên hoan nghệ thuật dân gian Châu Á lần thứ 6, tháng 3 năm 2004, các nghệ nhân điệu múa "lên rau" Nam Gián đã tham gia đoàn múa "Ấn tượng Vân Nam" do diễn viên múa nổi tiếng Trung Quốc Dương Lệ Bình làm người biên soạn và đạo diễn. Điệu múa "lên rau" của Nam Gián đã được biểu diễ̃n tại các nước Đông Nam Á như Nhật, Hàn Quốc v.v.

Tại huyện Nam Gián có khoảng 200 nghìn người, tập tục múa "lên rau" địa phương ảnh hưởng rộng rãi trong dân gian, 60% thôn làng đều có nghệ nhân biểu diễn điệu múa này. Đến huyện lỵ Nam Gián và các trường nông thôn ở đây, phóng viên thấy trong giờ học âm nhạc, thể dục thể thao, lao động của các trường trung tiểu học đều có môn nghệ thuật múa "lên rau", từ tổ hợp phức tạp này cũng có thể thấy được tính đa dạng của điệu múa "lên rau".

Chuyên gia văn hoá địa phương cho rằng, nguồn gốc của điệu múa "lên rau" đã có từ lâu đời, sớm nhất có thể tìm về các hoạt động ăn mừng săn bắn và thắng trận ở bộ lạc nguyên thuỷ, con cháu của dân tộc Di đã kế thừa nghệ thuật bữa ăn kỳ diệu này từ trong sự sùng bái tô tem tôn giáo, đạo giáo và đa thần thiên nhiên .