Theo tin Đài chúng tôi: ngày 21, thủ tướng Nhật Côi-dư-mi đã hội đàm với tổng thống Nga Pu-tin đến thăm trong hai tiếng rưỡi tại phủ thủ tướng ở Tô-ky-ô, nhưng hai bên chưa đi đến ý kiến nhất trí do bất đồng nghiêm trọng trong vấn đề then chốt bốn đảo miền bắc, nên tuyên bố chung cũng không có. Nhưng, hai bên thu được tiến triển nhất định trong các mặt như tăng cường hợp tác kinh tế thương mại và năng lượng. Do vậy, có phương tiện truyền thông Nhật cho rằng, quan hệ Nhật Nga bắt đầu xuất hiện "chính trị lạnh nhạt, kinh tế nóng hổi".
Then chốt trở ngại phát triền quan hệ Nhật Nga là sự tranh chấp giữa hai bên đối với chủ quyền của bốn đảo miền bắc (Nga gọi là quần đảo Cu-rin). Thủ tướng Nhật Côi-dư-mi rất mong thông qua chuyến thăm của tổng thống Pu-tin lần này có thể tìm ra giải pháp cho vấn đề bốn đảo miền bắc đang trở ngại phát triển quan hệ Nhật- Nga. Nhưng phía Nga đã đóng cánh cửa đàm phán vấn đề này trước khi tổng thống Pu-tin tới Tô-ky-ô. Tháp tùng tổng thống Pu-tin thăm Nhật còn có hơn 100 nhân sĩ giới kinh tế Nga.
Từ đoàn đại biểu đồ sộ này có thể nhận ra mục đích chuyến thăm lần này của tổng thống Pu-tin. Việc tăng cường hợp tác kinh tế giữa Nga và Nhật là trọng tâm của chuyến thăm lần này.
Nhật là nước lớn kinh tế trên thế giới, Nga là nước lớn có tài nguyên phong phú và thị trường to lớn. Nhưng hiện nay kim ngạch thương mại giữa hai nước không tương xứng với vị thế kinh tế của hai nước.
Theo thống kê của phía Nhật, kim ngạch xuất khẩu của Nga đối với Nhật năm 2004 là 3 tỷ 400 triệu Đô-la Mỹ, kim ngạch nhật khẩu là 3 tỷ 900 triệu Đô-la Mỹ. Xuất khẩu của Nga chủ yếu là dầu mỏ. Trên thực tế, Nhật rất muốn tăng cường thương mại với Nga. Vì vậy, có thể dự kiến, trong tương lai không xa các doanh nghiệp Nhật sẽ đi vào thị trường Nga.
Trong thời gian tổng thống Pu-tin thăm Nhật, hai nước Nhật và Nga cả thảy ký kết 12 hiệp nghị hoặc bản ghi nhớ về tăng cường hợp tác song phương, chủ yếu liên quan tới việc hợp tác khai thác năng lượng như dầu mỏ, khí thiên nhiên và than đá ở vùng viễn đông.
Nhật còn bày tỏ ủng hộ Nga gia nhập tổ chức thương mại thế giới, tăng cường giao lưu thông tin và hợp tác trong các lĩnh vực viễn thông, thông tin, năng lượng v.v.., đơn giản hoá thủ tục xuất nhập cảnh của các nhân viên thương mại hai nước, tăng cường sự hợp tác trong lĩnh vực chống khủng bố và chống rửa tiền.
Lâu nay, Nhật luôn phản đối nguyên tắc "chia tách chính trị với kinh tế" mà phía Nga chủ trương trong vấn đề phát triển quan hệ Nhật-Nga. Mặc dù thông qua chuyến thăm Nhật của tổng thống Pu-tin lần này, quan hệ hai nước bắt đầu xuất hiện tình trạng "chính trị lạnh nhạt, kinh tế nóng hổi", nhưng các nhà phân tích cho rằng, do tranh chấp về lãnh thổ không hề có sự dao động, sau này, quan hệ Nga Nhật vẫn khó thu được tiến triển đột phá.
|