Nghe Online
Theo tin Đài chúng tôi: Đảng Dân chủ Tự do cầm quyền ở Nhật sáng 22 đã tổ chức mít tinh kỷ niệm 50 năm Ngày thành lập. Chủ tịch Ủy ban soạn thảo Hiến pháp mới của Đảng Dân chu Tự do, cựu thủ tướng Mô-ri đã chính thức đọc bản dự thảo Hiến pháp mới của Nhật tại cuộc mít tinh.
Dự thảo Hiến pháp mới của Nhật đã xóa bỏ mụa 2 trong điều 9 của Hiến pháp hiện hành về không duy trì sức mạnh chiến tranh, không có quân đội mà thay vào đó là "duy trì quân đội phòng vệ dưới sự chỉ huy tối cao của thủ tướng nội các vì bảo đảm cho hoà bình và độc lập của Nhật cũng như vì an ninh quốc gia và dân tộc". Dự thảo Hiến pháp mới đổi tên Lực lượng phòng vệ Nhật thành "Quân đội phòng vệ".
Trên thực tế, thủ tướng Nhật Côi-dư-mi khi trả lời chất vấn tại Ủy ban đặc biệt về một khi xảy ra sự việc của Thượng nghị viện ngày 20-5-2003 đã phát ra tín hiệu rõ ràng với thế giới trong vấn đề khôi phục "quân đội". Ông nói, lực lượng phòng vệ của Nhật "trong thực tế tức là quân đội". Ông còn nói "Tôi tin tưởng rằng một ngày nào đó sẽ phải dành cho lực lượng phòng vệ danh dự và địa vị xứng đáng". Những lời phát biểu nói trên của ông Côi-dư-mi đã tiêu biểu cho lập trường của một số thế lực trong giới chính trị Nhật, cũng phản ánh lên nguyện vọng bức xúc của họ trong việc khôi phục "quân đội".
Dự thảo Hiến pháp mới nêu rõ quyền chỉ huy của "quân đội phòng vệ" là thuộc về thủ tướng. Điều này khiến cho thủ tướng trở thành viên chỉ huy tối cao và người giữ trách nhiệm tối cao của quân đội, mặt khác cũng khiến cho lực lượng phòng vệ bứt khỏi địa vị trương đối thấp trong thời đại Cục phòng vệ hiện nay, trở thành quân đội quốc gia trên ý nghĩa thực sự, và có khả năng trở thành lực lượng độc lập chỉ chịu trách nhiệm trước thủ tướng.
Điều khoản 3 trong mục 2 của bản dự thảo Hiến pháp mới qui định "để bảo đảm hoà bình và an ninh của Cộng đồng quốc tế, có thể tiến hành hoạt động điều phối quốc tế cũng như có thể triển khai hoạt động nhằm giữ gìn trật tự công cộng hoặc vì bảo vệ tính mạng của quốc dân trong tình trạng khẩn cấp". Qui định này đã dọn đường cho Nhật sử dụng vũ lực tại nước ngoài.
Ngoài ra, bản dự thảo còn bổ sung thêm vào khoản 3 điều 20 trong Hiến pháp hiện hành về "cấm hoạt động mang tính tôn giáo của nhà nước" rằng "trừ trường hợp thuộc phạm vi nghi lễ xã hội". Việc này đã dọn đường cho các quan chức cấp cao của Chính phủ và nghị sĩ Nhật tham gia các hoạt động tôn giáo với tự cách công vụ, nói lên thủ tướng và các quan chức Nhật sau này có thể đi viếng đền Y-a-xu-cu-ni hoặc các hoạt động dâng hương khác với lý do tập tục văn hóa của Nhật mà không bị chỉ trích vi phạm Hiến pháp nữa.
Hiến pháp hiện hành của Nhật, đặc biệt là điều 9 trong hiến pháp là được xây dựng trên cơ sở đúc rút các bài học lịch sử trong thời kỳ lịch sử đặt biệt và và bối cảnh lịch sử đặc biệt. Do nó rứt khoát qui định vĩnh viễn từ bỏ chiến tranh và vũ lực, cấm Nhà nước duy trì mọi sức mạnh quân sự, không công nhận quyền giao chiến của Nhà nước, bởi vậy Hiến pháp hiện hành của Nhật cũng được gọi là "Hiến pháp hoà bình". Sở dĩ dự thảo Hiến pháp mới của Đảng Dân chủ Tự do gây lên sự quan tâm và cảnh giác của mọi người là vì mọi người lo lắng liệu Nhật có kiên trì quốc sách "từ bỏ chiến tranh" hay không, liệu có đi theo vết xe đổ trước đây hay không.
Trong thực tế, những năm gần đây Chính phủ Nhật đã áp dụng sách lược vu hồi, từng bước làm trống rỗng Hiến pháp hiện hành thông qua việc xây dựng hoặc sửa đổi các luật pháp và pháp qui về quân sự, né tránh sự hạn chế của Hiến pháp đối với việc phát triển lực lượng quân sự và áp dụng hành động quân sự tại nước ngoài. Nói một cách khác Nhật đã từ lâu hoàn thành việc lập pháp trong lĩnh vực quân sự, trong đó kể cả "qui định về giao chiến", đã dọn đường và tạo điều kiện cho việc sửa đổi Hiến pháp.
Việc Đảng Dân chủ Tự do Nhật công bố dự thảo Hiến pháp mới đã nói lên bầu không khí "sửa đổi Hiến pháp" của Nhật đang ấm lên và nhịp bước tăng nhanh. Việc này tất sẽ làm cho quan hệ giữa Nhật với các nước láng giềng Châu Á tiến một bước căng thẳng. Liệu Nhật có tiếp tục đi con đường hoà bình và phát triển hay không? Liệu có thể xắm vai "Sứ giả hoà bình" có tinh thần trách nhiệm trong Cộng đồng quốc tế hay không? Những vấn đề này cần chờ đợi sự trả lời bằng hành động thực tế của các nhà chính trị Nhật.
|