Theo tin Đài chúng tôi: Bộ trưởng Quốc phòng các nước Liên minh Châu Âu ngày 21 đã thông qua "nguyên tắc hành vi" chỉ đạo việc mua xắm quân sự của các nước thành viên nhằm khuyến khích sự cạnh tranh nội khối trong thị trường quân bị Liên minh châu Âu tại Hội nghị Ủy ban chỉ tạo Cơ quan quân bị Châu Âu diễn ra ở Brúc-xen. Theo các quan sát viên Liên minh châu Âu, đây là sự đột phá đầu tiên thu được trong lĩnh vực này trong hàng chục năm phát triển của tiến trình nhất thể hóa Châu Âu, đã tạo điều kiện cần thiết cho Châu Âu xây dựng nền phòng thủ độc lập.
Theo nguyên tắc hành vi này, Chính phủ các nước thành viên tham gia cần phải công bố hợp đồng mua xắm quân bị của mình một cách công khai và minh bạch trên trang mạng In-tơ-nét chỉ định, nhằm bảo đảm cho các hãng cung cấp vũ khí có sức cạnh tranh của các nước thành viên tham gia đấu thầu một cách bình đẳng. Trong trường hợp thông thường, nguyên tắc này chủ yếu áp dụng cho những hợp đồng mua xắm quân bị có trị giá vượt quá một triệu Ơ-rô. Theo kế hoạch, nguyên tắc hành vi này sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 1-7 sang năm, các nước thành viên Liên minh Châu Âu phải đưa ra quyết định có tham gia hay không vào trước tháng 4 sang năm. Bản thân nguyên tắc này không có sự ràng buộc về pháp lý, các nước có thể lựa chọn trên cơ sở tự nguyện.
Cao ủy đặc trách chính sách ngoại giao và an ninh Liên minh Châu Âu kiêm Giám đốc Cơ quan quân bị Châu Âu Xô-la-na bày tỏ vui mừng trước việc bộ trưởng quốc phòng các nước thông qua nguyên tắc hành vi này, và nói đây là "quyết định mang tính cột mốc". Ông nhấn mạnh, đối với những người đóng thuế của Châu Âu và lực lượng vũ trang của họ mà nói, nguyên tắc hành vi này là một "cuộc mua bán lý tưởng", là bước đi then chốt đảm bảo cho ngành công nghiệp quân sự Châu Âu duy trì sức cạnh tranh toàn cầu.
Bộ trưởng Quốc phòng Anh-nước chủ tịch Liên minh châu Âu Rây-đơ phát biểu trong cuộc họp báo sau hội nghị rằng: nguyên tắc hành vi tuy không có sức ràng buộc pháp lý nhưng xét về lâu dài thì việc mở cửa thị trường và cạnh tranh ở mức độ cao hơn sẽ khiến cho hệ thống sản xuất và lưu thông của ngành công nghiệp quốc phòng Liên minh Châu Âu càng có hiệu suất và sức sống hơn, nói cách khác nó sẽ giúp các nước kiếm lời càng nhiều hơn. Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Ma-ri-e gọi nguyên tắc hành vi này là "sự ràng buộc đạo đức nào đó đối với các nước" và kêu tọi các nước tham gia thiết thực tuân thủ nguyên tắc này.
Hiện nay qui mô của thị trường quân bị trong nội khối Liên minh châu Âu vào khoảng 30 tỷ ơ-rô. Nhưng do tính đặc thù của ngành công nghiệp quốc phòng trong nền kinh tế và an ninh, nên việc mua bán quân bị lâu nay không tuân thủ nguyên tắc cạnh tranh của thị trường thống nhất trong nội khối Liên minh Châu Âu. Theo qui định liên quan của Hiệp ước Cộng đồng Châu Âu, các nước Liên minh Châu Âu không cần tuân thủ nguyên tắc chung về mua xắm công cộng trong lĩnh vực sản xuất và thương mại quốc phòng. Xuất phát từ đòi hỏi bảo hộ các doanh nghiệp quốc phòng của nước mình, Chính phủ các nước thành viên thường đều dựng lên các rào cản thị trường trong vấn đ̀ mua xắm quân bị với cớ bảo vệ an ninh quốc gia, v.v. Nhân sĩ hữu quan của Liên minh Châu Âu nói, Liên minh Châu Âu hằng năm có trên một nửa các cuộc mua xắm quân bị được tiến hành ở ngoài nguyên tắc thị trường tự do, hậu quả của việc này là làm cho sự chia rẽ của thị trường quân bị Liên minh Châu Âu thêm gay cấn, tính sử dụng qua lại của trang thiết bị và hệ thống quân sự của các nước bị hạn chế nghiêm trọng, hiệu suất của các doanh nghiệp công nghiệp quốc phòng được bảo hộ của các nước ngày càng xa sút, việc nghiên cứu khai thác dẫm chân tại chỗ, giá thành không ngừng tăng cao.
Các nhà phân tích cho rằng nguyên tắc hành vi được ban hành đã đánh dấu công cuộc xây dựng nhất thể hóa quân sự của Liên minh Châu Âu thu được thành tựu mới, thực thi hữu hiệu nguyên tắc này sẽ giúp các nước thành viên sử dụng hợp lý khoản ngân sách quốc phòng hạn hẹp, khiến các doanh nghiệp công nghiệp quốc phòng của các nước tiến hành điều chỉnh cơ cấu, hạ thấm giá thành và hội nhập tốt hơn vào sự cạnh tranh trên thị trường quân bị quốc tế trước áp lực cạnh tranh mới. Thế nhưng, do các nước lớn về công nghiệp quốc phòng trong Liên minh Châu Âu như Anh, Pháp, Đức, Thụy Điển và I-ta-li-a đòi hỏi một thời gian nhất định để thuyết phục các doanh nghiệp công nghiệp quốc phòng nước mình tham gia cạnh tranh, nên hiệu lực của nguyên tắc hành vi này rất khó được thể hiện đầy đủ trong thời gian ngắn.
|