Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2005-11-16 17:48:35    
Cảm nhận về cuộc thi "Đài Loan – Hòn đảo đẹp giàu của Trung Quốc" 2

cri
                                     Mà sao phân cách lại chia ly

Tác giả : Vũ Thị Linh ở Đội 3 Đại Nghĩa huyện Đoan Hùng tỉnh Vĩnh Phú

Trong một chậu nước trong ai khẳng định không có hạt bụi hạt cát, trên một cây cao lớn ai bảo không có sâu có bọ? Vì vậy người trong một nước làm sao lại không có kẻ sấu người tốt, kẻ tiểu nhân người quân tử? Nói đến Trung quốc ai cũng phải công nhận, lịch sử Trung Quốc là một quá trình phát triển lâu dài, đồ sộ và hoành tráng. Ngay từ xa xưa Đài Loan đã là lãnh thổ Trung Quốc, nhưng sau bị thua trận vào cuối thập niên 40 thế kỷ 20, Tưởng Giới Thạch đã buộc phải bỏ chạy đến Đài Loan, gây dựng cơ ngơi của mình. Từ đó hai bờ bị chia cắt bởi eo biển Đài Loan. Nhưng nhân dân hai bờ vốn cùng chung dòng máu rồng, tuy bị ngăn cách về đường đi lối lại, nhưng không sao có thể ngăn cách nổi tấm lòng yêu quê hương đất nước của nhân dân hai bờ eo biển Đài Loan theo bề dày lịch sử.

Ước gì tôi hóa thành cầu

Nối liền Đại lục –Đài Loan một nhà.

Khi nhắc đến sự chia cắt đất nước, tôi nhớ đến quãng lịch sử nước tôi. Trong thập niên từ 50 đến 70 thế kỷ 20, khi đất nước Việt Nam tôi bị chia làm hai nửa, ngăn cách bởi một con sông Bến Hải. Đứng bên bờ Bắc cầu Hiền Lương rất mong được gặp đồng bào ruột thịt mình ở bên kia phía nam của đất nước. Tuy sinh ra và lớn lên sau khi chiến tranh của đất nước đã kết thúc, nhưng tôi vẫn hiểu được nỗi lòng của những người có thân nhân bị xa cách. Tôi thật muốn hỏi:

Đại Lục Đài Loan có xa gì?

Mà sao phân cách lại chia ly?

Tại sao không biết dân đang nghĩ?

Sống tách xa nhau có lợi gì?

Bên bờ eo biển Đài Loan, chiều nào ra đứng trông về thắm đượm tình quê, nếu hỏi bất kỳ người Đài Loan nào rằng, quê cha đất tổ của họ ở đâu? Thì họ sẽ trả lời rằng, quê cha đất tổ là ở bên Đại Lục bị ngăn cách bởi eo biển Đài Loan, nhân dân hai bờ vốn cùng một gốc rễ. Tôi mong muốn rằng, sẽ không còn sự ngăn cách giữa Đài Loan và Đại lục. Đài Loan sẽ trở về với mẹ hiền Trung Hoa yêu dấu, như Hồng Kông và Ma Cao ngày nào. Đây là điều mà tất cả những ai yêu chuộng hoà bình trên thế giới này đều mong mỏi. Bởi có gì đẹp bằng tình đồng bào đồng hương?

Cùng nhau chung một chữ Đồng,

Đồng tâm hợp lại non sông vẹn toàn

Đồng lòng chung sức góp công,

Đồng cam cộng khổ vui chung một nhà

Đồng trong muôn chữ đẹp bài ca

Nằm trong hai chữ đồng bào thân yêu

Muốn gửi tới nhau đôi điều

Làm dân ai chả muốn hạnh phúc

Muôn nhà xum họp đẹp biết bao

Máu đỏ tóc đen ai cũng đồng bào

Mong rằng, không chỉ đồng bào hai bờ eo biển Đài Loan tay trong tay, chung sức chung lòng vì đất nước Trung Hoa tươi sáng ngày nay và sau này. Đồng thời cũng mong cả thế giới thân yêu này sẽ không còn chia ly, đối đầu, thù địch. Mà sẽ sống hoà bình, văn minh, bình đẳng. Mong thế hệ trẻ của hai bờ ngày nay hãy cùng làm nhịp cầu nối liền đất nước.

Xin chân thành chúc nhân dân hai bờ eo biển Đài Loan Trung Quốc luôn hạnh phúc, cùng chung chí hướng cho một đất nước hoà bình thống nhất. Bởi vì:

Khó ngàn cân trăm dân cùng chịu

Khó vạn bề dân liệu cũng xong.