Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2005-11-16 17:17:20    
Trung Quốc và Việt Nam đã xác định vị trí của 296 cột mốc trên đoạn biên giới tỉnh Vân Nam

Xin Hua
Theo Tân hoa xã: Công tác phân giới cắm mốc biên giới trên đất liền giữa Trung Quốc và Việt Nam đoạn Vân Nam đã thu được thành qua giai đoạn. Tính đến cuối tháng 10-2005, việc phân giới cắm mốc đoạn Vân Nam đã xác định vi trí của 296 cột mốc, đã xây dựng 258 cột mốc, phân giới đường biên giới dài 294 km.

Người phụ trách Văn phòng đối ngoại Chính quyền Nhân dân tỉnh Vân Nam cho biết, Nhà nước giao nhiệm vụ phân giới cắm mốc biên giới Trung-Việt cho tỉnh Vân Nam là: trước hết phải hoàn thành việc xác định thực tế vị trí cơ bản của 564 cột mốc ở số 498 và những vị trí phụ trợ cần thiết cũng như đường biên giới tương ứng, đồng thời tiến hành công tác phân giới dã ngoại tiến hành xây dựng cột mốc và đo đạc chính xác, sau đó hoàn thành công tác chỉnh lý.

Tháng 7 và tháng 9-2002, Trung Quốc và Việt Nam lần lượt xây dựng các cột mốc biên giới tại các cửa khẩu Hà Khẩu Vân Nam và Lào Cai Việt Nam; Thiên bảo Vân Nam và Thủy Khẩu Việt Nam; Kim Thủy Vân Nam và Mã Lục Đường Việt Nam, đánh dấu công tác phân giới cắm mốc đoạn Vân Nam chính thức khởi động.

Việc phân giới cắm mốc đoạn Vân Nam được chia làm 6 nhóm đo đạc, cụ thể phụ trách đoạn Lộc Xuân Giang Thành, đoạn Kim Bình, Đoạn Hà Khẩu, đoạn Mã Quan, Đoạn Ma-li-pô, đoạn Phú Ninh. Trung Quốc có hơn 200 cán bộ tham gia công tác phân giới cắm mốc đoạn Vân Nam, Việt Nam cũng cử 200 cán bộ tham gia.

Được biết, việc phân giới cắm mốc biên giới giữa Trung Quốc và Việt Nam được tiến hành theo nguyên tắc dễ trước khó sau, lấy Hiệp ước biên giới trên đất liền Trung Quốc—Việt Nam là cơ sở chính, đồng thời tham khảo địa hình thực tế, tình hình quản lý trong lịch sử.

Để nâng cao chất lượng hoàn thành nhiệm vụ phân giới cắm mốc lần này, Cục đo đạc nhà nước Trung Quốc đã cử 19 cán bộ kỹ thuật chuyên ngành tới 6 nhóm phân giới cắm mốc liên hợp.

Trung Quốc và Việt Nam núi sông liền một dải, nhân dân hai nước đời đời hữu nghị. Trong thế kỷ 19, Thực dân Pháp xâm chiếm Việt Nam, năm 1997, Pháp đã hoạch định đường biên giới Trung-Việt với Triều đình nhà Thanh Trung Quốc yếu ớt trong điều kiện không bình đẳng, cộng thêm kỹ thuật đo đạc lúc đó lạc hậu, đường biên giới Trung-Việt được hoạch định giữa Trung Quốc và Pháp tồn tại rất nhiều vấn đề, mang lại nhân tố không xác định cho việc quản lý biên giới của hai bên.

Từ thập niên 70 của thế kỷ trước, hai nước Trung-Việt tiến hành đàm phán về vấn đề biên giới trên đất liền, ngày 30-10-1999 hai nước Trung Quốc-Việt Nam ký Hiệp ước phân giới biên giới trên đất liền. Hiệp ước này đã xác định hướng đi của đường biên giới và có hiệu lực vào năm 2000, hai bên Trung Quốc và Việt Nam liền bắt tay vào việc chuẩn bị phân giới cắm mốc liên hợp trên thực địa.