Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2005-11-16 16:59:59    
Thắng lợi chung của cuộc chiến tranh nhân dân thế giới chống phát xít --- Phỏng vấn chiến sĩ hồng quân Liên Xô năm xưa tham gia cuộc chiến tranh Trung Quốc chống phát xít Nhật

cri

Nghe Online

Thắng lợi của Đại chiến thế giới lần thứ hai không phải là sự thắng lợi của một vài nước, mà là sự thắng lợi chung của nhân dân các nước yêu chuộng hòa bình trên toàn thế giới. Cuộc chiến tranh chống phát xít Nhật của nhân dân Trung Quốc cũng là một bộ phận chủ yếu trong cuộc chiến tranh chống phát xít. Đồng thời cuộc chiến tranh kháng chiến chống Nhật đã được sự ủng hộ và viện trợ mạnh mẽ của nhân dân các nước trên thế giới, trong đó có sự tác chiến với Nhật của hồng quân Liên Xô, góp phần cống hiến quan trọng đi đến thắng lợi cuối cùng trong cuộc chiến tranh chống Nhật của nhân dân Trung Quốc.

Phóng viên đài chúng tôi gần đây đã phỏng vấn hai chiến sĩ hồng quân Liên Xô năm xưa từng tham gia tác chiến với phát xít Nhật, cùng họ hồi tưởng những năm tháng chiến đấu xưa.

Cụ Nikolay năm nay đã 84 tuổi. Vị chiến sĩ hồng quân lão thành với quân hàm thiếu tướng trước khi thoái ngũ này không những tham gia cuộc chiến tranh vệ quốc chống phát xít Đức xâm lược Liên Xô, và tác chiến thâm nhập vào nước Đức, mà còn được cử đi tác chiến với quân Nhật ở miền đông bắc Trung Quốc vào tháng 8 năm 1945. Cụ giới thiệu :

Tôi tham gia chiến đấu ở gần Minxcơ. Theo đà quân đội phát xít Đức tấn công Liên Xô, bộ đội chúng tôi đã chạm trán và xẩy ra xung đột. Theo đà chiến tranh ngày càng ác liệt, bộ đội chút tôi rút lui tới Smolensk và Matxcơva. Chúng tôi tham gia cuộc chiến đấu bảo vệ Matxcơva. Theo đà hồng quân chuyển vào phản công chiến lược, chúng tôi là một bộ phận của phương diện quân thứ ba Bêlarut cùng các cánh quan anh em khác bắt đầu tiến về phía tây, đánh thẳng đến khu vực pulusơ nước Đức. Ở đó chúng tôi nhận lệnh ngừng lại, và nhận được mệnh lệnh tiến về phía đông.

Trải qua gần 4 năm chiến đấu ngoan cường, hồng quân Liên Xô đã đập tan cuộc tấn công của quân đội phát xít Đức, và tiến vào tác chiến ở nước Đức. Bộ đội của Anh, Mỹ và các nước khác sau khi hoàn thành chiến sự ở các nơi như bắc Phi.v.v..., cũng đã độ bộ thành công vào đại lục châu Âu và mở ra chiến trường thứ 2. Theo đà thế lực của bọn phát xít Đức bị dập tắt, ngày 8 tháng 5 năm 1945, chiến sự chiến trường châu Âu kết thúc, quân đồng minh đã giành được thắng lợi cuối cùng trên chiến trường châu Âu. Lúc này bọn phát xít Nhật vẫn ngoan cố chống cự, cuộc chiến tranh chống phát xít Nhật của nhân dân Trung Quốc là một phần quan trọng trong cuộc chiến tranh chống phát xít của nhân dân toàn thế giới vẫn tiếp diễn.

Ngày 8 tháng 8 năm 1945, căn cứ hiệp định Yata, Liên Xô tuyên chiến với Nhật. Cụ Nikolay cùng bộ đội tiến vào miền đông bắc Trung Quốc :

Tháng 6 năm 1945, đơn vị chúng tôi tuân lệnh từ Đức điều đến Mông Cổ chuẩn bị bắt đầu tác chiến với quân phát xít Nhật. Lúc đó hồng quân Liên Xô tổ chức hơn một triệu quân gồm Phương diện quân viễn đông số 1, Phương diện quân viễn đông số 2 và Phương diện quân Ben-can chuẩn bị tác chiến. Sáng sớm ngày 9 tháng 8, bộ đội chúng tôi vượt qua biên giới Trung Quốc-Mông Cổ tiến vào lãnh thổ Trung Quốc. Chúng tôi là bộ đội công trình, phụ trách việc mở đường cho bộ đội tiến quân. Bộ đội chúng tôi lần lượt giải phóng Trường Xuân, Thẩm Dương, Đại Liên.v.v... Trải qua không đến một tuần lễ thì quân Nhật tuyên bố đầu hàng. Theo chỉ thị của cấp trên, tôi dẫn đầu 25 chiến sĩ hồng quân đến trước Lữ Thuận, tiếp nhận một sư đoàn quân Nhật đầu hàng.

Cụ Taras làm một chiến sĩ hồng quân Liên Xô khác tham gia chiến đấu với quân Nhật. Cụ Taras khác với cụ Nikolay là chỉ tham gia tác chiến với quân Nhật trong đại chiến thế giới lần thứ 2. Cụ Taras nói :

Tôi sinh năm 1927, khi nổ ra thế chiến tôi mới 14 tuổi, do đó không tham gia chiến đấu chống bọn phát xít Đức. Năm 15 tuổi tôi học Trường pháo binh thiếu sinh quân. Sau khi tốt nghiệp vào năm 1944 thì chính thức nhập ngũ và vào học tại Học viện pháo binh Penz. Khi tôi tốt nghiệp vào tháng 6 năm 1945 thì mới 18 tuổi và được thăng quân hàm thiếu úy, và được cử đến bộ tư lệnh quân khu Ben-can, sau đó được cử làm pháo trưởng sư đoàn pháo binh 358 quân đoàn 39 đóng quân tại Mông Cổ. Sau khi Liên Xô tuyên chiến với Nhật vào ngày 8 tháng 8, tôi cùng đơn vị tiến vào miền đông bắc Trung Quốc tác chiến với quân Quan Đông Nhật, trải qua chiến đấu trong thời gian khoảng một tuần lễ, thì chúng tôi tác chiến với quân Nhật thắng lợi.

Hai chiến sĩ lão thành quân đội Liên Xô và các chiến hữu của họ cùng với hàng ngàn hàng vạn trên thế giới tham gia qua đấu tranh chống phát xít đã góp phần cống hiến của mình cho nền hòa bình thế giới. Nhân dân Trung Quốc cũng đã anh dũng chiến đấu chống quân xâm lược Nhật, góp phần cống hiến chống bọn phát xít trên thế giới, được mọi người kính trọng.

Khi nhắc đến ý nghĩa của việc Trung Quốc kháng chiến chống bọn phát xít Nhật, cụ Taras nói :

Đương nhiên, có một số người Trung Quốc đã trực tiếp tham gia quân đội Liên Xô tác chiến với Đức. Nhưng điều quan trọng hơn là Quân đội phát xít Nhật đã bị ghìm lại hoàn toàn ở chiến trường Trung Quốc. Nhật từng nhiều lần âm mưu trục liên minh Đức và Ý cùng phát động chiến tranh tấn công Liên Xô, nhưng do sự thắng lợi của chiến dịch bảo vệ Stalingrat và sự nỗ lực của nhân dân Trung Quốc, âm mưu này mới không thực hiện được.

Cụ Nikolay tỏ ý :

Trước khi Trung Quốc kháng chiến thắng lợi, Liên Xô đứng trước sự uy hiếp của quân Nhật ở khu vực Viễn Đông, mà sau khi Trung Quốc kháng chiến thắng lợi thì quân đội biên giới láng giềng Liên Xô-Trung Quốc lại trở thành bằng hữu. Quan hệ kinh tế hai nước bắt đầu mật thiết, bắt đầu hợp tác cùng có lợi. Trung Quốc kháng chiến chống phát xít Nhật thắng lợi cũng làm thay thay đổi to lớn bố cục trên thế giới. Những chiến sĩ hồng quân lão thành chúng tôi chiến đấu ở miền đông bắc Trung Quốc năm xưa là rất xứng đáng.