Nghe Online
Chữ "Nhân" ở đây là chỉ đạo đức và lý tưởng cao cả của nhà nho. Ý của câu thành ngữ này chỉ hy sinh tính mạng để tác thành nhân đức. Hiện nay người ta vẫn thường dùng để chỉ hy sinh tính mạng để bảo vệ sư nghiệp chính nghĩa.
Câu thành ngữ này có xuất xứ từ "Luận ngữ-Vệ Linh Công".
Một hôm, một người đệ tử của Khổng Tử hỏi ông về mối quan hệ giữa nhân đức và tính mạng rằng: "Thưa thầy, lời thầy giảng về nhân đức và trung nghĩa đều rất đúng, giữa người với người phải thương yêu đùm bọc nhau, đối xử nhân nghĩa với nhau. Con cũng rất muốn làm một người nhân đức, nhưng được sống yên ổn trên đời này cũng là niềm khát vọng của con. Nếu xảy ra mâu thuẫn giữa tính mạng và nhân đức thì con nên nhìn nhận như thế nào?".
Khổng Tử nghiêm túc trả lời rằng: "Điều này có gì đáng do dự, phàm những người có nhân có chí chân chính, thì đều không ham sống sợ chết mà làm tổn hại đến nhân đức, để có được nhân đức, người ta có thể không đếm xỉa đến tính mạng của mình".
Người đệ tử tỏ ra vô cùng khâm phục rồi cung kính thi lễ Khổmg Tử. Bấy giờ một đệ tử khác tên là Tử Cống lại hỏi rằng: "Muốn làm người nhân đức quả thật không dễ dàng, vậy phải tu dưỡng như thế nào?". Khổng Tử đáp: "Việc tu dưỡng nhân đức phải làm từ đầu. Thí dụ nói, một người thợ rèn muốn làm việc thì phải có dụng cụ tốt, đối với một quốc gia mà nói thì phải chọn dùng người hiền tài, còn đối với cá nhân mà nói thì nên kết bạn với người nhân đức, chỉ có như vậy thì mới có thể đào tạo được nhân đức".
|