Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2005-11-10 15:20:59    
Tua du lịch trên con đường tơ lụa

cri

Nghe Online

 

Con đường tơ lụa là một con đường thời cổ vắt ngang châu Á, là tuyến đường thương mại trên bộ nổi tiếng nối liền giữa đại lục Á Âu, đến nay đã có hơn 2000 năm lịch sử. Tuyến đường này phía đông khởi đầu từ thành cổ Tây An tỉnh Thiểm Tây, ngang qua các tỉnh và khu tự trị như Thiểm Tây, Cam Túc, Ninh Hạ, Thanh Hải, Tân Cương của TQ, sau đó xuyên qua các nước Cộng đồng các quốc gia độc lập, Áp ga ni stan, I ran, I rắc, Xi ri, vươn dài đến bờ phía đông Địa Trung Hải. Từ đây, hàng tơ lụa do TQ sản xuất lại được vận chuyển sang châu Âu.

Con đường tơ lục cả thảy dài hơn 7000 km, trong nội địa TQ chiếm hơn già nửa. Hiện nay, con đường tơ lụa đã mất đi chức năng thương mại của năm xưa, nhưng những thành phố và thị trấn đậm đà phong tục tập quán dân tộc, phong cảnh thiên nhiên tráng lệ, cũng như rất nhiều di tích văn hóa lịch sử trên dọc tuyến đường này, đã trở thành một tuyến du lịch nóng của du khách thời nay.  

Thành phố U rum xi thủ phủ khu tự trị Vây Ua Tân Cương là một trạn quan trọng trên tuyến đường này. Dạo bước trên đường phố lan tỏa mùi vị thơm lừng của thịt cừu nướng và cơm nắm Tân Cương, những cụ già đầu đội mũ hoa và các thiếu nữ dân tộc Vây Ua đầu che khăn voan đang từ phía trước đi tới, bên tai nghe tiếng rao hàng của các nhà buôn trung Á và tây Á từ trên chợ vọng tới, trong khoảng khắc, bỗng khiến du khách như trở lại với thị trấn du lịch buôn bán trên con đường tơ lụa cổ năm xưa.

 

Khi nói về tua du lịch này, chị Ngưu Điện Điện nữ nghiên cứu sinh khoa lịch sử trường đại học Bắc Kinh vẫn không thể nào quên được tình cảnh dạo trên chợ ở Tân cương lúc bấy giờ. Chị nói:

"Nói thực ra, tua du lịch này đã để lại cho tôi nhiều ấn tượng sâu sắc, trong đó có cảnh tượng chợ búa ở Tân Cương. Chợ của Tân Cương người địa phương thường gọi là Pa Cha. Mỗi khi đến phiên họp Pa Cha, thì các nam nữ thanh niên, người già và trẻ em Tân Cương đều mặc quần áo mới và đeo đồ trang sức tốt nhất, rất nhiều phụ nữ Mu xlim còn phủ khăn voan che mặt, du khách tới đây đều tự do thoải mái, thưởng thức các món ăn phong vị độc đáo của dân tộc Vây Ua hoặc hàng tơ lục bày la liệt trên chợ".

Chị Ngưu Điện Điện còn đặc biệt nhắc tới một loại lê của Khu ơ lơ ở miền nam Tân Cương, nó được gọi là "Lê thơm Khu ơ lơ". Muốn chứng thực loại lê này thơm tới đứn mức độ nào, có một cách nói rằng, nếu một người vừa đi đường vừa ăn lê thì sẽ có rất nhiều con ong bay tới lượn xung quanh.

 

Tại Khu ơ lơ, nếu bạn đến vào dịp mùa lê chín, thì lúc này dù là ở bên lề đường, bờ ruộng hay trong vườn nhà của cư dân ở đây, đâu đâu cũng có những cây lê quả mọc trĩu cành. Lê thơm Khu ơ lơ đã có 2000 năm lịch sử vun trồng, theo người địa phương nói, đã từng có người đem giống lê này ra nước ngoài trồng thử, nhưng chất lượng không thể nào sánh kịp với lê trồng ở Khu ơ lơ. Ngược lại, đem giống lê của nước ngoài về trồng ở Khu ơ lơ, thì chấ́t lượng của lê lại cao hơn nơi sản xuất nó. Điều này chứng tỏ chất đất và khí hậu của Khu ơ lơ rất thích hợp với điều kiện sinh trưởng của cây lê.

1  2