Một : Cội nguồn của Đông Dược trong xã hội nguyên thủy
Thời nguyên thủy , trong quá trình tìm kiếm thực vật để chống đói , ông cha của người dân TQ không thể tránh khỏi tình hình ăn nhầm một số thực vật chứa chất độc thậm chí chứa chất độc nghiêm trọng , gây nên các hiện tượng ngộ độc như buồn nôn , ỉa chảy , hôn mê thậm chí tử vong ; trong khi đó cũng vì ăn phải một số thực vật nào đó một cách tình cờ mà đã làm dịu thậm chí loại bỏ một số triệu chứng vốn có như : bị nôn , ỉa chảy , hôn mê v.v . Qua nhiều lần thí nghiệm và dùng thử , tổ tiên của người dân TQ đã tích lũy được những kinh nghiệm phân biệt thực vật với thuốc thảo mộc cũng như một số kiến thức về thuốc thảo mộc , đó là sự phát hiện thuốc Bắc của thời kỳ đầu . Sau khi bước sang xã hội Thị Tộc , nhờ sự phát minh và sử dụng mũi tên , con người đã bước sang thời đại lấy săn bắn và đánh cá làm nguồn sinh sống quan trọng , trong khi săn bắn được khá nhiều động vật và thực phẩm , người ta cũng phát hiện một số động vật có công hiệu chữa trị , chính đây là sự phát hiện thuốc động vật thời kỳ đầu . Đến thời kỳ sau xã hội Thị Tộc , ông cha của người dân TQ đã bước sang thời đại nông nghiệp và chăn nuôi , song song với việc phát triển nghề nuôi trồng , người ta đã phát hiện rất nhiều thuốc thảo mộc , nhờ đó kiến thức dùng thuốc cũng không ngừng trở nên phong phú và hình thành liệu pháp chữa trị bằng thuốc của thời kỳ đầu . Có thể nói rằng , cội nguồn của Đông Dược là kết quả thực tiễn của đời sống và trị bệnh trong thời gian dài của nhân dân lao động TQ .
Song song với sự truyền bá của lịch sử , diễn biến của xã hội và văn hóa cũng như phát triển của sức sản xuất và tiến bộ của y học , sự nhận thức và nhu cầu về Đông Dược của người dân TQ cũng ngày một nâng cao . Nguồn thuốc cũng từ thuốc thảo mộc hoang dã và sinh trưởng tự nhiên dần dần phát triển tới nuôi trồng một phần , bên cạnh đó mở rộng thuốc động vật và thực vật tới thuốc quặng thiên nhiên và do con người bào chế . Tri thức và kinh nghiệm dùng thuốc cũng ngày càng phong phú , phương thức ghi chép và truyền bá tri thức nói trên cũng từ 'thầy dạy trò nối , miệng truyền tai nghe ' hồi ban đầu phát triển tới hình thức ghi chép bằng văn tự .
Hai : Thời Hạ Thương Chu < Thế kỷ 21 đến năm 221 trước công nguyên >
Rượu là loại chất Đô-pin sớm nhất , nếu dùng rượu với lượng vừa phải hoặc dùng chung chất ma-túy với lượng nhiều hơn , sẽ có tác dụng thông suốt mạch máu , lợi cho phát huy hiệu quả của thuốc , đồng thời có thể dùng làm chất hòa tan , cho nên người thời xưa ví rượu là 'Bách dược chi trường ' có nghĩa là một trong 100 loại thuốc có công hiệu nhất . Sau đó , người ta bào chế rượu thuốc cũng là một trong những loại thuốc phụ thường dùng . Cùng với kiến thức y dược của người ta ngày càng phong phú cũng như kinh nghiệm dùng thuốc và chủng loại thuốc tăng trưởng dần , đã tạo điều kiện cho việc trị bệnh bằng rượu trăm phần trăm phát triển tới chữa trị bệnh bằng phương pháp rượu thuốc .Việc phát minh và ứng dụng rượu thuốc đã có lợi cho nâng cao hiệu quả chữa trị của thuốc , đóng vai trò quan trọng nhằm thúc đẩy việc phát triển ngành y dược .
Theo tương truyền , ông I Doãn của Đời Nhà Thương đã sáng tạo biện pháp bào chế thuốc nước . I Doãn vừa giỏi kỹ thuật nấu nướng lại thông thạo y học , điều này nói lên sự phát minh phương pháp bào chế thuốc gắn chặt với kỹ thuật chế biến thực phẩm . Sự ra đời của thuốc nước đã nâng cao hiệu quả chữa trị trong khi hạ thấp tác dụng phụ của chất có độc hại trong thuốc , đồng thời xúc tiến việc phát triển đơn thuốc tổng hợp . Vì vậy , là một trong những hình thức thuốc nước được sử dụng phổ biến nhất trong Đông Dược , thuốc thang đã được lưu truyền và không ngừng phát triển .
1 2
|