Trong 14 năm Trung Quốc và Việt Nam thực hiện bình thường hóa quan hệ năm 1991 đến nay, quan hệ hai nước đã được khôi phục và phát triển toàn diện.
Về mặt chính trị, các cuộc thăm viếng cấp cao và các cấp giữa hai nước rất dồn dập, sự tin cậy và hiểu biết lẫn nhau không ngừng được tăng cường. Trong 13 năm qua, hai nước Trung Quốc—Việt Nam đã ra 3 Tuyên bố chung và 5 Thông cáo chung. Các nguyên tắc và thoả thuận đạt được trong các văn kiện chính trị quan trọng này đã đặt nền tảng ngày càng vững chắc cho việc nâng cấp quan hệ trong các lĩnh vực giữa hai nước.
Vấn đề biên giới do lịch sử để lại giữa hai nước cũng đang từng bước được giải quyết. Tháng 12-1999, hai nước ký Hiệp định biên giới trên đất liền và có hiệu thực vào tháng 7-2000, tháng 12-2000 lại ký Hiệp định phân định biên giới trên đất liền, hiệp định phân định Vịnh bắc bộ và Hiệp định hợp tác nghề cá, thể hiện đầy đủ quyết đoán chính trị và trí tuệ trong phát triển quan hệ láng giềng hữu nghị và hợp tác của lãnh đạo hai nước, phù hợp với lợi ích căn bản của Nhân dân hai nước, góp phần quan trọng cho tăng thêm sự tin cậy, thúc đẩy sự hợp tác giữa hai nước. Về vấn đề biển đông, hai nước và các ban ngành của hai nước đầu đạt được nhận thức chung về ổn định tình hình. Trung Quốc, Phi-li-pin và Việt Nam tháng 3 năm nay đã ký Hiệp nghị thăm dò địa chấn liên hợp trong khu Hiệp nghị trên biển đông. Đây là một đột phá mới thông qua thương lượng bình đẳng và hữu nghị giữa ba nước, là thực tiễn đầu tiên của chủ trương "gác lại bất đồng, cùng nhau khai thác", cũng là một việc làm quan trọng của ba nước trong việc thực hiện "Tuyên bố về hành vi cư xử của các bên trên biển đông" giữa Trung Quốc và ASEAN. Trong cuộc hội đàm tháng 7 năm nay, Nguyên thủ hai nước Trung Quốc-Việt Nam nhất trí bày tỏ hai bên cần phải phối hợp gắn bó, thực hiện tốt các hiệp định đã ký giữa hai nước, xây dựng đường biên giới Trung-Việt thành đường biên giới hoà bình, hữu nghị, ổn định lâu dai và phát triển chung.
Về mặt hợp tác kinh tế-thương mại, những thành tựu thu được giữa hai nước khiến mọi người chấn phấn. Trong 13 năm qua, thương mại giữa hai nước có bước phát triển nhảy vọt, kim ngạch buôn bán hai chiều từ hơn 30 triệu USD năm 1991 tăng lên tới khoảng 7 tỷ USD năm 2004. Trung Quốc xuất khẩu sang Việt Nam các mặt hàng xăng dầu, thiết bị cơ giới các loại, gang thép, phân bón, dệt may và phụ kiện, các loại xe cơ giới...Trung Quốc nhập khẩu từ Việt Nam dầu thô, than đá, hoa quả, cao su, quặng...Thương mại song phương trong những năm gần đây giữ đà phát triển mạnh, tăng gần 50% so với cùng kỳ. Năm ngoái Trung Quốc trở thành bạn hàng lớn nhất và thị trường xuất khẩu lớn thứ 4 của Việt Nam. Thương mại Trung-Việt chiếm 13% tổng kim ngạch ngoại thương Việt Nam.
Thủ tướng hai nước Trung Quốc-Việt Nam đề xuất nâng kim ngạch thương mại hai chiều lên tới 5 tỷ USD vào năm 2005. Mục tiêu này đã được hoàn thành trước thời hạn. Thủ tướng hai nước năm ngoái đề xuất nâng kim ngạch buôn bán hai chiều lên tới 10 tỷ USD vào năm 2010. Xét từ đà tăng trưởng hiện nay, mục tiêu này hoàn toàn có thể thực hiện trước thời hạn. Kim ngạch buôn bán hai chiều giữa hai nước trong 4 tháng đầu năm đạt gần 2,5 tỷ USD, tăng 32% so với cùng kỳ. Trong cuộc hội đàm cấp cao lần này, hai bên nhất trí đề ra mục tiêu mới nâng kim ngạch buôn bán hai chiều lên tới khoảng 15 tỷ USD vào năm 2010.
Về mặt hợp tác du lịch, Trung Quốc đã trở thành nguồn du khách lớn nhất của ngành du lịch Việt Nam. Về các mặt văn hoá, giáo dục, khoa học-kỹ thuật...sự hợp tác giữa hai nước đều phát triển lành mạnh đa phương hóa, đa dạng hóa. Ngày 19-7, hơn 30 doanh nghiệp Trung Quốc và Việt Nam đã tổ chức Diễn đàn các nhà doanh nghiệp Trung Quốc-Việt Nam tại Bắc Kinh, tại Diễn đàn hai bên đã ký hiệp nghị hợp tác trong các lĩnh vực cơ điện, du lịch, y dược, thông tin...trị gía hơn 1 tỷ USD.
|