Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2005-10-31 10:46:59    
Quan hệ Trung Quốc—Việt Nam không ngừng phát triển vào chiều sâu

Xin Hua

Nghe Online

Nhận lời mời của Tổng bí thư Ban chấp hành Trung ương đảng Cộng sản Việt Nam Nông Đức Mạnh, Chủ tịch nước Trần Đức Lương, Tổng bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch Nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa Hồ Cẩm Đào thăm hữu nghị chính thức Việt Nam từ ngày 31-10 đến ngày 2-11. Đây lại là một sự kiện lịch sử quan trọng trong quan hệ Trung Quốc—Việt Nam tiếp sau các chuyến thăm thành công của thủ tướng hai nước năm ngoái và chuyến thăm Trung Quốc của chủ tịch Trần Đức Lương tháng 7 năm nay, ắt sẽ thúc đẩy quan hệ giữa hai nước và hai đảng phát triển lên tầm cao mới.

Những năm gần đây, dưới sự chỉ đạo của phương châm 16 chữ "láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai" do lãnh đạo hai nước xác định, quan hệ láng giềng thân thiện và hợp tác toàn diện Trung Quốc—Việt Nam phát triển thuận lợi, sự giao lưu hữu nghị và hợp tác trong các lĩnh vực không ngừng thu được sự đột phá mới thực chất, đang ngày càng phát triển cả về chiều sâu lẫn chiều rộng.

Năm 2004m Thủ tướng hai nước đã thực hiện các chuyến thăm lẫn nhau, đạt được nhiều nhận thức chung quan trọng và thu được thành quả nổi bật. Tháng 5-2004, Thủ tướng Việt Nam Phan Văn Khải thăm Trung Quốc. Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo và thủ tướng Phan Văn Khải trong hội đàm đã đề xuất 4 kiến nghị quan trọng về kế thừa và phát triển quan hệ hai nước. Tháng 10 cùng năm, thủ tướng Ôn Gia Bảo thăm Việt Nam, hai bên đạt được nhận thức chung quan trọng trong các vấn đề trọng đại như đẩy mạnh việc phân giới cắm mốc biên giới trên bộ, giữ gìn sự ổn định của vùng biển đông, v.v. Tháng 7 năm nay, trong chuyến thăm của chủ tịch Trần Đức Lương, Tổng bí thư Hồ Cẩm Đào lại đề xuất 4 kiến nghị cụ thể về tăng cường và phát triển hơn nữa quan hệ láng giềng thân thiện, hữu nghị và hợp tác toàn diện Trung Quốc—Việt Nam, sâu sắc sự hợp tác chú trọng thực tế, xúc tiến cùng nhau phát triển. Các chuyến thăm và nhận thức chung này đã góp phần quan trọng thúc đẩy quan hệ hai nước phát triển ổn định và lành mạnh.

Sự tin cậy giữa hai nước Trung-Việt không ngừng được tăng cường. Những năm gần đây, hai nước Trung-Việt ngoài hằng năm đều có 2-3 cuộc thăm viếng cấp cao ra, sự giao lưu và hợp tác trên các cấp độ giữa hai nước cũng rất dồn dập. Bên cạnh đó ba nước Trung Quốc, Việt Nam và Phi-li-pin đã ký "Hiệp nghị công tác địa chấn biển liên hợp ba bên trong khu hiệp nghị biển đông Trung Quốc", cất bước đi quan trọng trong việc xây dựng vùng biển đông thành "Khu vực hoà bình, ổn định, hợp tác và phát triển".

Dưới sự quan tâm và chỉ đạo trực tiếp của lãnh đạo hai nước, việc giải quyết các vấn đề do lịch sử để lại như biên giới, lãnh thổ Trung-Việt đã thu được tiến triển tích cực, công tác phân giới cắm mốc biên giới trên đất liền thu được tiến triển thuận lợi, hai bên đã đồng ý đẩy mạnh tiến độ, công tác phân giới cắm mốc trên toàn tuyến biên giới trên đất liền muộn nhất hoàn thành vào năm 2008. Hiệp định phân định Vịnh bắc bộ và Hiệp định hợp tác nghề các đã cùng lúc có hiệu lực vào cuối tháng 6 năm ngoái và đang được thực hiện từng bước, việc tuần tiễu liên hợp giữa hải quân hai nước trên Vịnh bắc bộ có hy vọng chính thức khởi động vào cuối năm nay. Ngoài ra, hai Đảng còn phối hợp tổ chức 4 cuộc hội thảo khoa học về lý luận, đi sâu trao đổi kinh nghiệm, góp phần tích cực cho hai nước cùng nhau mưu cầu phat triển. Trung ương đoàn thanh niên cộng sản hai nước còn phối hợp tổ chức 5 hoạt động gặp mặt hữu nghị giữa thanh niên hai nước, tăng thêm sự hiểu biết và tin cậy lẫn nhau, đã đặt nền tảng vững chắc cho phát triển sự nghiệp hữu nghị giữa hai nước.

Cùng với quan hệ chính trị giữa hai nước phát triển thuận lợi, sự hợp tác kinh tế thương mại Trung-Việt cũng không ngừng bước lên thềm cao mới, kim ngạch buôn bán hai chiều đạt mớc kỷ lục. Theo thống kê của Hải quan Trung Quốc, kim ngạch buốn bán hai chiều giữa hai nước trong năm 2004 đạt 6,74 tỷ USD, tăng 45,5 o/o so với năm trước, hoàn thành trước thời hạn mục tiêu nâng kim ngạch buôn bán hai chiều đạt tới 5 tỷ USD vào năm 2005 do lãnh đạo hai nước đề ra. Trung Quốc đã trở thành bạn hàng lớn nhất của Việt Nam. Bên cạnh đó, đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào Việt Nam cũng không ngừng gia tăng. Tính đến tháng 9 năm nay, Trung Quốc cả thảy đã đầu tư vào 346 dự án ở Việt Nam, kim ngạch đầu tư ghi trong hiệp nghị đạt 710 triệu USD. Ngoài ra, Trung Quốc còn cung cấp một số viện trợ và cho vay ữu đãi nhằm ủng hộ Việt Nam phát triển kinh tế-xã hội, một số dự án hiện đã cho hiệu quả tốt. Trong đó hai nhà máy Gang thép Thái Nguyên và Phân đạm Hà Bắc sau cải tạo đã thực hiện chuyển lỗ thành lãi.

Hiện nay, hai nước Trung Quốc—Việt Nam đã đẩy mạnh thực hiện và bàn thảo một số dự án hợp tác kinh tế-thương mại lớn, khai thác hơn nữa tiềm năng hợp tác to lớn giữa hai nước, hoàn thành trước thời hạn mục tiêu nâng kim ngạch buôn bán hai chiều đạt tới 10 tỷ USD vào năm 2010 do lãnh đạo hai nước đề ra, góp phần tích cực cho phát triển quan hệ hữu nghị và hợp tác hai nước Trung Quốc—Việt Nam.