Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2005-10-28 15:49:48    
Tăng cường hợp tác quốc tế nhằm nhanh chóng chiến thắng dịch cúm gia cầm

Xin Hua

Nghe Online

Hiện nay, các khu vực châu Á, châu Âu và Mỹ La Tinh lần lượt xuất hiện ổ dịch cúm gia cầm. Nhiều nước và khu vực trên thế giới tới tấp báo động cúm gia cầm, đưa ra các biện pháp phòng chống dịch cúm gia cầm lây lan. Gần đây nhiều Tổ chức khu vực lần lượt triệu tập hội nghị thảo luận các vấn đề như làm như thế nào ứng đối có hiệu quả sự lây nhiễm giữa động vật, phòng ngừa con người bị lây nhiễm cũng như phòng ngừa vi-rút cúm gia cầm đột biến. Nhiều nước và Tổ chức đã cấm nhập khẩu gia cầm sống hoặc sản phẩm gia cầm từ các nước hoặc khu vực xẩy ra dịch cúm gia cầm, áp dụng biện pháp tăng cường kiểm dịch đối với chim hoang dã và gia cầm. Ngoài ra, nhiều chính phủ và cơ cấu cũng tăng cường việc nghiên cứu về thuốc men và vắc-xin hữu quan.

Nhưng, đối mặt với cúm gia cầm—bệnh truyền nhiễm vi-rút mang tính nguy hiểm cao này, không thể được kiểm soát hoặc phòng chống bằng sức lượng một nước hoặc một Tổ chức nào đó. Muốn khiến mối nguy hại của cúm gia cầm giảm tới mức thấp nhất, sự hợp tác quốc tế là con đường duy nhất. Theo tình hình hiện nay, các chuyên gia cho tằng, ít nhất có 3 nhân tố hạn chế việc con người nhanh chóng chiến thắng dịch cúm gia cầm.

Trước hết, làm sao theo kịp sự biến đổi của ổ dịch cúm gia cầm. Hiện nay, nhiều nước bắc bán cầu sắp hoặc đã bước vào mùa đông, vậy nhiều loài chim cần phải di cư. Các loài chim di cư này có lẽ mang theo vi-rút cúm gia cầm H5N1, từ châu Á và châu Âu bay sang châu Phi. Nhưng ở châu Phi, vì con người tiếp xúc nhiều với gia cầm, nên rất có thể trở thành nơi nảy sinh cúm gia cầm. Tuy hiện nay châu Phi chưa xuất hiện ổ dịch cúm gia cầm, nhưng do điều kiện y tế công cộng tương đối kém, một khi xẩy ra cúm gia cầm, hậu quả sẽ rất nghiêm trọng. Các Tổ chức quốc tế, trong đó bao gồm Tổ chức y tế thế giới và Tổ chức lương thực nông nghiệp LHQ hết sức coi trọng vấn đề này, họ kêu gọi cộng đồng quốc tế giúp các nước châu Phi giám sát tình hình chim hoang dã và gia cầm, cũng như cải thiện năng lực kiểm nghiệm vi-rút cúm gia cầm nhằm phòng chống xuất hiện ổ dịch cúm gia cầm quy mô lớn.

Thứ hai, làm như thế nào đối xử ổ dịch cúm gia cầm một cách khoa học và lý tính. Nhằm vào tình hình nhiều công dân của các nước Liên minh châu Âu đua nhau mua vắc-xin cúm gia cầm, Trung tâm dự phòng và khống chế bệnh Liên minh châu Âu nêu rõ, tính nguy hiểm mà con người bị lây nhiễm vi-rút cúm gia cầm rất nhỏ, mọi người không cần lạm dụng vắc-xin cúm gia cầm. Một số chuyên gia bày tỏ, tích cực dự phòng là thái độ có trách nhiệm cho công chúng, nhưng khuyếch đại tính nguy hiểm vô căn cứ sẽ gây nên sự hoang mang không cần thiết trong công chúng.

Thứ ba, làm thế nào hợp tác ứng đối ổ dịch cúm gia cầm. Trong đó kể cả chính phủ các nước, các tổ chức và cơ quan quốc tế cũng như nhân dân các nước, Tất nhiên cũng bao gồm các công ty và nhà kinh doanh thuốc men vắc-xin liên quan. Hiện nay một số nước, đặc biệt là các nước châu Âu đã xuất hiện tranh mua tích trữ thuốc men cúm gia cầm. Nhưng, đúng như một số nước châu Phi không chịu mua thuốc chống HIV/ẾT, nhân dân nhiều nước không chịu mua thuốc chống cúm gia cầm với giá quá đắt, các công ty dược phẩm cần phải chiếu cố toàn cục, mở rộng sản lượng thuốc men, hạ thấp giá cả.

Hiện nay, mối đe doạ cúm gia cầm đã trở thành một vấn đề toàn cầu, chỉ có tăng cường hợp tác và điều phối giữa các nước trên thế giới, mới có thể làm cho công tác dự phòng trở thành có hiệu quả.