Nghe Online
Đại hội lần này kéo dài 5 ngày, thông qua "Tuyên bố Tây An" về vấn đề bảo vệ môi trường xung quanh cổ tích, đồng thời trưng bày thành quả Trung Quốc thu được trong lĩnh vực bảo vệ văn vật cổ tích.
Hội đồng di chỉ cổ tích quốc tế là tổ chức phi chính phủ thuộc lĩnh vực bảo vệ di chỉ cổ tích quốc tế, là cơ quan tư vấn chính phủ của Ủy ban di sản thế giới thuộc Tổ chức U-nét-xcô, đóng vai trò quan trọng về mặt thẩm tra và đánh giá di sản văn hóa thế giới. Hội đồng này cứ 3 năm tổ chức một lần hội nghị toàn thể. Trung Quốc gia nhập Hội đồng di chỉ cổ tích quốc tế vào năm 1993, đã thành lập ủy ban Trung Quốc trực thuộc Hội đồng này. Lần này là lần đầu tiên Hội đồng di chỉ cổ tích quốc tế triệu tập đại hội tại Trung Quốc, khoảng 1000 đại biểu đến từ 85 nước và khu vực đã tham gia đại hội.
Tây An là một cố đô nổi tiếng của Trung Quốc, Tây An từng là thủ đô của 13 triều đại, có nhiều cổ tích lịch sử nổi tiếng, trong đó Binh Mã Dõng được khai quật ở Tây An là một phát hiện quan trọng trong thế kỷ 20. Ông Pết-dết, Chủ tịch Hội đồng di chỉ cổ tích quốc tế cho rằng, việc chọn Tây An để tổ chức đại hội lần này là rất sáng suốt. Ông nói:
"Tây An từng phát huy tác dụng quan trọng trong tiến trình lịch sử con người, có địa vị quan trọng, trên thế giới chẳng có thành phố nào có thể so sánh được với Tây An. Ở đây, Tần Thủy Hoàng thành lập nền đế chế vĩ đại; dưới mặt đất ở đây Tần Thủy Hoàng xây một lăng mộ với quy mô hùng vĩ, những thứ này đều là di sản lịch sử quan trọng của Tây An. Tây An không những có Binh Mã Dõng, tỉnh Thiểm Tây mà thành phố Tây An sở tại có đông đảo di tích văn hóa, quan trọng nhất là một số lăng mộ đời nhà Đường, những lăng mộ này cần phải được công nhận là di sản văn hóa thế giới."
Đại hội lần này có 4 nội dung, bao gồm triệu tập Hội thảo khoa học quốc tế; ra "Tuyên bố Tây An"; bầu Hội đồng di chỉ cổ tích quốc tế khoá mới; và tổ chức lễ chào mừng Tổ chức này thành lập tròn 40 năm. Hội thảo khoa học của Đại hội đã nhóm họp xung quanh chủ đề "Di chỉ cổ tích trong môi trường bối cảnh", và đi đến nhận thức chung về các mặt định nghĩa môi trường xung quanh di chỉ cổ tích, tính yếu ớt của môi trường xung quanh di chỉ cổ tích, cảnh quan thành phố và nông thôn trong môi trường xung quanh v.v.
Kết hợp thành quả Hội thảo khoa học, Đại hội lần này thông qua "Tuyên bố Tây An", nêu rõ về bảo vệ môi trường xung quanh của kiến trúc cổ, di chỉ cổ và khu vực lịch sử. Trong "Tuyên bố Tây An" có các nội dung như công nhận tầm quan trọng của môi trường xung quanh đối với di chỉ cổ tích, áp dụng biện pháp quy hoạch và thông qua thực tiễn để bảo vệ và quản lý môi trường xung quanh, tăng cường ý thức bảo vệ và quản lý môi trường xung quanh v.v. "Tuyên bố Tây An" hấp thu kinh nghiệm bảo vệ di sản văn hóa của các nước, có ý nghĩa chỉ đạo quan trọng cho các nước trên thế giới trong việc bảo vệ di sản văn hóa dưới bối cảnh kinh tế phát triển nhanh chóng.
Đại hội lần này còn tổ chức "Diễn đàn về 'Chuẩn tắc bảo vệ văn vật cổ tích của Trung Quốc' ", cho thấy thành quả của Trung Quốc giành được trong lĩnh vực bảo vệ di sản văn hóa, đồng thời giới thiệu và phổ biến kinh nghiệm bảo vệ di sản văn vật cổ tích của Trung Quốc trước các đồng ngành quốc tế.
"Chuẩn tắc bảo vệ văn vật cổ tích của Trung Quốc" là một quy tắc chuyên ngành trong lĩnh vực bảo vệ văn vật cổ tích của Trung Quốc, chuẩn tắc này đã tham khảo các nguyên tắc quốc tế, tiêu biểu là "Hiến chương Vơ-ni-dơ", được sự quan tâm rộng rãi của giới bảo vệ văn vật thế giới.
Cho đến nay, Trung Quốc có hơn 400 nghìn văn vật không thể di dời được đăng ký vào danh mục, số lượng di sản thế giới xếp thứ 3 trên thế giới, trong đó có 26 di sản văn hóa thế giới và di sản hỗn hợp văn hóa và thiên nhiên. Trong thời gian diễn ra đại hội, hơn 1000 đại biểu đã tham quan Viện bảo tàng Binh Mã Dõng Tần Thủy Hoàng, khảo sát một loạt di tích nổi tiếng thế giới, cảm thụ sức cuốn hút của nền văn minh Trung Hoa cổ kính với Tây An là đại diện.
Sau khi đại hội kết thúc, ông Tôn Thanh Vân, Thị trưởng thành phố Tây An cho biết, đại hội lần này sẽ ảnh hưởng tích cực đối với sự phát triển sau này của thành phố Tây An, nhất là công tác bảo vệ di sản văn hóa. Ông nói:
"Thông qua tổ chức đại hội lần này đã tăng cường hơn nữa ý thức trách nhiệm về bảo vệ di sản lịch sử của chúng tôi, học được nhiều quan niệm mới, quan điểm mới và kinh nghiệm mới trong lĩnh vực bảo vệ di sản văn hóa lịch sử, xây dựng mối liên hệ rộng rãi với cơ quan quốc tế và chuyên gia trên thới giới, đặt nền móng cho sự hợp tác và giao lưu sau này."
|