Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2005-10-27 09:51:28    
Thừa Đức, một thắng cảnh nghỉ mát của hoàng đế triều nhà Thanh TQ

cri

Nghe Online

Thừa Đức, một thắng cảnh nghỉ mát của hoàng đế triều nhà Thanh TQ nằm cách Bắc Kinh không xa.

Đáp xe xuất phát từ Bắc Kinh đi khoảng hơn 200 km thì đến thành phố Thừa Đức của tỉnh Hà Bắc.

Thừa Đức bốn bề núi non bao bọc, có một đoạt Trường Thành như một con trăn khổng lồ uốn lượn trên đỉnh Kim Sơn Lĩnh, dưới ánh nắng mùa thu đang tóa ánh vàng rực rỡ. Đoạn Trường Thành này còn giữ được khá ngyuên vẹn được gọi là Trường Thành Kim Sơn Lĩnh. Một du khách tên là Mã Chiến Đông rất thản nhiên dùng ba từ "Đặc biệt" để miêu tả về đọan Trường Thành này.

"Trường Thành Kim Sơn Lĩnh vô cùng hùng vĩ. Đứng từ trên nhìn xuống, đồi núi nhấp nhô trùng điệp như biển, Trường Thành hun hút vươn xa rất có khí thế".

Tại Trường Thành Kim Sơn Lĩnh, chúng ta sẽ nhìn thấy những viên gạch tường có khắc văn tự, qua đó có thể biết được đoạn Trường thành này do đội quân nào xây dựng và xây dựng vào năm nào. Trên Trường Thành còn xây một số tháp canh bề ngoài trông rất kỳ dị. Tháp canh gồm hai tầng, tầng dưới có thể chứa sáu bảy mươi người, còn tầng trên là một gian nhà nhỏ dành cho lính canh gác.

Trường Thành nguyên là một hệ thống công sự do người Hán ở Trung nguyên xây dựng nhằm phòng chống sự xâm lấn của dân tộc du mục phương bắc. Nhưng đến thế kỷ 17, dân tộc Mãn du mục ở khu vực phía bắc Trường Thành phía đông bắc TQ tiến xuống phía nam, đến Trung nguyên dựng nên vương triều nhà Thanh, do đó Trường Thành cũng đã mất đi chức năng phòng ngự của nó.

Vua chúa triều nhà Thanh sống ở Bắc Kinh rất say mê đi săn bắn ở thảo nguyên phía bắc Trường Thành, mà Thừa Đức là một nơi nằm ở giữa Bắc Kinh và miền thảo nguyên, hơn nữa nơi đây lại có non xanh nước biếc, đông ấm hè mát, nên vua triều nhà Thanh đã cho xây cung điện và viên lâm tại đây, khiến Thừa Đức trở thành một trung tâm chính trị, văn hóa nữa sau Bắc Kinh.

1  2  3