Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2005-10-26 09:02:34    
Lưu học sinh trong chiến tranh kháng chiến chống Nhật

Xin Hua
Theo tin Tân Hoa xã, Địa lôi chiến lừng danh, nhưng kỹ thuật chế tạo mìn ở đâu ra ? Kỹ thuật nhựa đường dải đường để làm đường "quốc lộ Stilwell" mạch máu giao thông chính hậu phương nối liền Ấn Độ với Vân Năm lập công lao chinh chiến, nhưng kỹ thuật dải đường nhựa ở đâu ra ? Chiến lửa tràn khắp, nhưng sự nghiệp giáo dục đại học và cao đẳng vẫn theo kịp trào lưu học thuật quốc tế, đào tạo hàng loạt nhân tài sau này có tiếng tăm trên thế giới, tại sao lại như thế được ?

Hội phó hội bạn học Âu Mỹ thành phố Thượng Hải Từ Chấn Quốc giới thiệu, tám năm kháng chiến tuy điều kiện khó khăn, nhưng là thời kỳ quan trọng kế thừa kế tiếp trong lịch sử phát triển khoa học kỹ thuật, văn hóa và giáo dục của Trung Quốc. Mà trong quá trình thời kỳ này, Lưu học sinh là quần thể đặc biệt ghi trong sử vàng.

Sớm trước "Sự kiện ngày 7 tháng 7", lưu học sinh Trung Quốc đã bắt đầu hoạt động kháng chiến chống Nhật yêu nước. Sau sự kiện ngày 18 tháng 9 năm 1931, hơn 2000 sinh viên lần lượt rời Nhật về nước, triển khai qui mô lớn công tác kháng chiến chống Nhật cứu vong.

Sau khi nổ ra "Sự kiện ngày 7 tháng 7", lưu học sinh tại Nhật hưởng ứng lời kêu gọi của chính phủ "rời khỏi nước đối địch về nước tham gia kháng chiến" nô nức về nước. Từ sự kiện Lư Câu Kiều đến tháng 9 năm 1937, trong thời gian hơn 2 tháng ngắn ngủi, có hơn 4000 lưu học sinh tại Nhật về nước. Cùng lúc, lưu học sinh Trung Quốc Âu Mỹ cũng nô nức về nước sau khi cuộc kháng chiến chống phát xít Nhật dấy lên toàn diện.

Nhiều lưu học sinh về nước đã đến căn cứ địa kháng chiến chống Nhật, như lưu học sinh Hùng Đại Chẩn mang kỹ thuật chế tạo mìn và thuốc nổ đến căn cứ địa Ký Trung.

Lưu học sinh về nước đã tiếp thêm sức sống mới cho ngành giáo dục đại học cao đẳng Trung Quốc. Trong số 179 giáo sư và phó giáo sư Trường đại học Liên Hợp Tây Nam năm 1941, có 87 o/o là lưu học sinh về nước. 26 chủ nhiệm khoa, ngoài chủ nhiệm khoa văn học Trung Quốc ra, đều là nhân viền lưu học về nước. Lưu học sinh về nước khiến học thuật của Trung Quốc hầu như cách biệt với thế giới trong thời kỳ chiến tranh vẫn đuổi kịp trào lưu quốc tế.

Cuộc đọ sức chiến tranh kháng chiến chống Nhật ngoài súng ống ra còn là cuộc đọ sức khoa học kỹ thuật, mà lưu học sinh về nước trở thành lực lượng chủ yếu thúc đẩy sự tiến bộ khoa học kỹ thuật trong thời kỳ kháng chiến. Chủ nhiệm khoa lịch sử trường đại học sư phạm Thượng Hải Tô Trí Lương giới thiệu, từ năm 1938 đến năm 1944, bộ kinh tế phê chuẩn 423 bản quyền, bằng 182 o/o tổng số bản quyền kể từ năm đầu Dân Quốc đến trước khi nổ ra chiến tranh kháng chiến.

Anh Cung Tổ Đồng lưu học ở Đức về nước, năm 1938 nghiên cứu chế tạo ra chiếc ống nhòm quân dụng và kính ngắm súng máy đầu tiên của Trung Quốc. Để giải quyết vấn đề thiếu xăng dầu trong thời chiến, anh Triệu Tôn Úc lưu học ở Đức về nước năm 1939 đã thiết kế xây dựng lên nhà máy sản xuất dầu mỏ tổng hợp thay thế. Anh Trương Xương Thiệu lưu học ở Anh về nước năm 1941 đã biên soạn sách "Pênixlin và teptômixin".v.v..., và đưa những loại thuốc mới này du nhập vào Trung quốc.

Anh Triệu Thiên tốt nghiệp tại một trường đại học Anh năm 1939, khi Trung Quốc cần gấp Stibium trong thời chiến, đã phát minh "Cách tôi luyện Stibium họ Triệu" ảnh hưởng nửa thế kỷ. Anh Lý Ôn Bình lưu học sinh ở Mỹ về nước đã lần đầu tiên dùng nhựa đường dải đường ở Trung Quốc, lập công lao to lớn cho việc xây dựng đường quốc lộ Stiliwell.

Ông Từ Chấn Quốc giới thiệu, tuy số lưu học sinh về nước mới có mấy nghìn người, nhưng trong dòng thác chống giặc ngoại xâm cứu nước, đâu đâu cũng có thể nhìn thấy hình bóng của họ. Bất kể là căn cứ địa kháng chiến chống Nhật, hay là khu Quốc Dân đảng chiếm đóng, bất kể là tiền tuyến hay hậu phương, từ giới chính trị, giới quân sự đến giới giáo dục, khoa học kỹ thuật, lưu học sinh về nước đã viết lên bản trường ca rung động lòng người.