Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2005-10-24 15:14:36    
Tam thốn chi thiệt

cri

Nghe Online

Tức ba tấc lưỡi.

Câu thành ngữ này có xuất xứ từ "Sử ký - Bình Nguyên Quân Ngu Khanh liệt truyện".

Thời Chiến Quốc, khi quân nước Tần bao vây Hàm Đan thủ đô nước Triệu, vua Triệu bèn cử Bình Nguyên Vương sang nước Sờ cầu viện và kết bang ước với nước Sở cùng chống lại nước Tần. Bình Nguyên Quân quyết định đem 20 người đi theo, nhưng lưa chọn mãi mà vẫn còn thiếu mất một người, bấy giờ có Mao Toại là người tướng mạo xấu xí tự đứng ra tiến cử mình, Bình Nguyên Quân tuy rất không vừa ý, nhưng cũng chẳng lựa chọn được ai nữa, nên đành phải cho Mao Toại đi theo.

Mao Toại thường ngày là người trầm mặc ít nói, nhưng kỳ thực lại là người rất có khoa nói, ông bàn việc lớn thiên hạ với 19 người kia nói đâu ra đấy, nên họ rất khâm phục trước học vấn và tài hùng biện của ông.

Khi Bình Nguyên Quân và Sở Bình Vương thảo luận về việc kết bang ước với nhau, bàn bạc với nhau rất lâu nhưng chẳng có kết quả gì, các môn khách đều rất sốt ruột, Mao Toại bèn đến xem tình hình ra sao. Ông sải bước lên đại điện, Sở Bình Vương chẳng coi ông ra gì bèn quát bảo ông ra khỏi điện. Mao Toại không hề run sợ ung dung bước tới trước mặt Sở Bình Vương nói: "Đại Vương vô lễ với tôi ngay trước mặt chủ tôi, cũng là cậy có đông người mà thôi. Hiện nay, tôi chỉ cách ông không đến mười bước chân, tính mệnh của Đại Vương đang nằm trong tay tôi, dù người của ông có đông đến mấy cũng chẳng có tác dụng gì". Kế đó, Mao Toại đã phân tích về mối quan hệ giữa hai nước, nói rõ việc kết bang là có lợi cho cả hai nước. Sở Bình Vương cảm thấy lời lẽ của Mao Toại rất đúng, bèn đồng ý ký bang ước.

Sau khi về nước, Bình Nguyên Quân khen ngợi Maọ Toại rằng: "Mao Toại với tài ăn nói của mình đã thuyết phục được vua nước Sở, quả là được việc hơn một triệu quân".