Nghe Online
Chữ "Tái" ở đây là chỉ nơi hiểm yếu ở biên giới . Còn chữ "Ông" là chỉ ông già.
Nguyên ý là chỉ ông già ở biên giới bị mất ngựa. Đây cũng có ý ví về sự tổn thất chỉ là tạm thời, có thể do đó mà được lợi càng lớn hơn, hoặc việc xấu hóa thành việc tốt.
Câu thành ngữ này xuất xứ tư " Hoài nam tử- Nhân gian huấn ".
Ngày xưa, ở miền biên giới phía bắc có hai cha con. Một hôm, con ngựa quý của người con trai bị lạc ra ngoài biên giới mà tìm mãi vẫn không thấy, anh ta tỏ ra vô cùng sốt ruột. Bà con hàng xóm thấy vậy đều đến an ủi và khuyên anh chớ nên quá lo lắng về việc này. Nhưng người cha của anh lại nói một cách thản nhiên rằng: "Mất đi một con ngựa, biết đâu lại là một việc tốt". Mọi người nghe vậy đều cảm thấy rất khó hiểu, rồi rủ nhau ra về.
Ít lâu sau, con ngựa đột nhiên trở về, hơn nữa còn dẫn theo một con tuấn mã. Bà con hàng xóm được tin bèn đến chúc mừng và đều phải công nhận lời nói của ông cụ là rất có lý. Nhưng không ngờ ông cụ lại tỏ ra chẳng vui vẻ chút nào và nói: "Biết đâu đây chẳng phải là mộc việc xấu ?", mọi người nghe xong đều cảm thấy rất kỳ quặc. Sự việc sau đó lại lần nữa chứng minh lời nói của ông cụ rất đúng. Vì con trai cụ rất thích con tuấn mã, thường thường cưỡi nó đi chơi khắp nơi. Một hôm, anh ta chẳng may bị ngã ngựa thành què chân. Bà còn hàng xóm lại đến an ủi anh thì cụ già lại nói rằng: "Bị ngã què chân đã chắc gì là một việc xấu".
Quả nhiên, một năm sau, quân Hung Nô ở phía bắc đến xâm lấn, những thanh niên trai tráng ở địa phương đều nhập ngũ đánh giặc, rồi phần lớn đều bị chết trận. Còn người con trại của ông cụ vì bị què không thể ra trận, nên mới bảo toàn được tính mạng và còn hầu hạ được ông cụ.
|