Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2005-10-21 14:29:43    
Tinh thần cao thượng và nhân cách hoàn mỹ là tài sản Nhà văn Ba Kim để lại cho chúng ta

cri

Nghe Online

Tối 17 tháng 10 năm 2005, Ba Kim cây đại thụ trong giới văn đàn Trung Quốc từ trần. Ba Kim, tên thật là Lý Nghiêu Đường, tự Phất Cam, sinh ngày 25 tháng 11 năm 1904 ở tỉnh Tứ Xuyên. Từ khi phát biểu bài văn đầu tiên vào năm 1921, đến tháng 2 năm 1999 viết bài "Hoài niệm bạn Chấn Đạc", trong suốt cuộc đời Nhà văn Ba Kim sáng tác và dịch 13 triệu chữ. Tác phẩm "Kích Lưu Ba Bộ Khuất" trong đó có ba bộ sách "Gia", "Xuân", "Thu"; tác phẩm "Ái Tình Ba Bộ Khuất" trong đó có "Vụ, "Vũ", "Điện"; tác phẩm "Hàn Dạ"; tác phẩm "Khệ Viên"; tác phẩm "Phòng điều trị số 4" v.v. là những tác phẩm kiệt xuất trong văn đàn Trung Quốc.

Nhà văn Ba Kim cũng là Nhà xuất bản và Nhà biên tập kiệt xuất. Những năm cuối đời, 5 cuốn "Tuỳ Tưởng Lục" và Nhà văn học hiện đại Trung Quốc là cống hiến to lớn của Nhà văn Ba Kim cho xã hội.

Ngày 25 tháng 11 năm 2003, tại Thượng Hải, nhân dịp chúc mừng lần thứ 100 ngày sinh Nhà văn Ba Kim, Quốc Vụ Viện Trung Quốc trao tặng danh hiệu vinh dự "Nhà văn nhân dân" cho Ba Kim.

Năm 1927, cuốn tiểu thuyết đầu tay mang tên "Miệt Vương" khiến nhiều người biết đến Ba Kim, với sáng tác kiệt xuất của mình, Nhà văn Ba Kim dần dần trở thành cây đại thụ trong giới văn học Trung Quốc. Tài sản của Nhà văn Ba Kim không những bao gồm 26 bộ tác phẩm sáng tác bất hủ và 10 bộ tác phẩm phiên dịch xuất sắc, mà còn bao gồm tinh thần cao thượng và nhân cách hoàn mỹ của ông.

Trong lòng Nhà văn Ba Kim luôn có một ước mơ tốt đẹp là: "Để mỗi một người đều có nhà ở, đều có cơm ăn, mỗi một trái tim đều cảm thấy ấm áp".

Nhà văn Ba Kim bày tỏ lòng quan tâm và tư tưởng của mình qua tác phẩm. Chống đế quốc, chống phong kiến, chống áp bức, kêu gọi bình đẳng, tự do và hạnh phúc là nội dung chủ yếu trong tác phẩm của ông. Trong nhiều bài văn của ông, chúng ta có thể ghi nhận những dòng chữ như: "Nguyên tắc cuộc sống của chúng ta nên là: làm việc thật thà, yêu nhân dân một cách nhiệt tình, giúp đỡ những người cần quan tâm." "Mục tiêu cuộc sống của chúng ta là giúp đỡ người khác, khiến mỗi một người đều cảm nhận được ấm áp như mùa xuân, mỗi một trái tim đều được soi sáng, mỗi người đều được sống hạnh phúc, mỗi người đều được phát triển tự do."

Nhân ái, trung thành, chính nghĩa, liêm khiết và chủ nghĩa nhân đạo xuyên suốt cuộc đời Nhà văn Ba Kim.

Trong tuỳ bút, lời tựa, thư từ và lời nói của ông, chúng ta có thể phát hiện nhiều câu về "Để cuộc đời nở hoa".

Nhà văn viết rằng: "Có người hỏi tôi, cuộc đời nở hoa có ý nghĩa gì. Tôi trả lời: chúng ta sống không phải vì ăn, mà phải tô đẹp thêm cho xã hội mà chúng ta sinh sống. Chỉ có sống vì mục đích làm những gì mình làm được cho người khác, cuộc đời của chúng ta mới có thể nở hoa. Những người chỉ biết mình, suốt đời chỉ vì mình, thì rốt cuộc chẳng được gì."

Năm 1978, Nhà văn Ba Kim cảm thấy thời gian còn lại cho mình đã không còn nhiều, cần phải nói ra những gì trong lòng, có lẽ sẽ có tác dụng cho xã hội. Do vậy, ông cầm bút viết bài "Đôi điều cảm tưởng". Khi bộ "Tùy tưởng lục" xuất bản, Nhà văn Ba Kim viết trong bài có tựa đề "Tân Ký" rằng: "Trong quá trình sáng tác, tôi không ngừng tìm tòi; trong quá trình tìm tòi, tôi dần dần nhận thức được mình... Tôi không sợ đau, dám lấy cả trái tim mình ra."

Sau khi ra mắt độc giả, bộ "Tuỳ tưởng lục" đã gây nên phản ứng mạnh mẽ, sự nhận thức của mọi người đối với bộ sách này ngày càng rõ nét và sâu sắc. Nhà văn Trương Quang Niên từng nói: "Sức lực và tình cảm của bài văn thật là to lớn, nó thấu suốt trang giấy. Ba Kim đã dành nhiều chương phân tích sâu sắc tâm hồn của mình một cách không chút bảo lưu. Thực ra, ông là phân tích thời đại chúng ta, xã hội chúng ta và tâm hồn của trí thức thế hệ chúng ta. Chúng ta coi trọng những bài văn này, vì những dòng chữ này thể hiện nhân cách Nhà văn Ba Kim, là cống hiến quan trọng nhất của ông lúc cuối đời."

Năm 1984, Ba Kim tham gia Hội bút quốc tế lần thứ 47 triệu tập tại Tô-ki-ô. Trong hội nghị, Nhà văn 81 tuổi này nói một cách thắm tình rằng: "Khi tôi vẫn là một đứa trẻ, tôi đã hấp thu nhiều dinh dưỡng từ tác phẩm văn học... Tác giả thế hệ trước truyền mồi lửa yêu cuộc sống tới tôi, tôi cũng truyền mồi lửa này tới người khác..."

Với tinh thần cao thượng này, thông qua tác phẩm của mình, Ba Kim đã ảnh hưởng nhiều thế hệ độc giả.

Trong thời kỳ sung sức sáng tác, ông đảm nhiệm Tổng Biên tập Nhà xuất bản Đời sống văn hoá Thượng Hải, không lấy lương, ông đã giúp đỡ và đào tạo hàng loạt tác giả trẻ tuổi. Lúc cuối đời, ông nêu ra sáng kiến: thành lập Nhà văn học hiện đại Trung Quốc. Ông không những dẫn đầu quyên tiền, sách và văn hiến của ông, mà còn kêu gọi các bạn bè, thậm chí gửi thư tới những nhà lãnh đạo hữu quan. Ông nói: "Nhà văn học hiện đại Trung Quốc là khoáng sản phong phú thể hiện tâm hồn tốt đẹp của nhân dân Trung Quốc." "Tôi tuyệt đối không phải là vì mình, tôi sẵn sàng cống hiến sức lực cuối cùng của mình cho Nhà văn học hiện đại Trung Quốc." Hiện nay, mỗi khi độc giả đẩy cánh cổng vào Nhà văn học hiện đại Trung Quốc, chắc chắn đều tự hào vì có một kho tàng văn hóa giàu có như vậy.

Lúc sinh thời, Nhà văn Ba Kim nói: "Ước mơ duy nhất của tôi là biến thành đất sét, để lại trong vết chân ấm áp của mọi người."

Tuy ông đã qua đời, nhưng ông sẽ mãi mãi ở bên cạnh tổ quốc và nhân dân.