Theo Tân hoa xã: giám đốc Viện doanh nghiệp kinh tế Trung Quốc của Đài Loan Vu Tông Tiên gần đây trả lời phóng viên Tân hoa xã nói: ước mơ lớn nhất là hai bờ eo biển có thể giao lưu tự do, Đài Loan rất cần nhân tài Đại lục, và Đại lục cũng rất cần nhân tài Đài Loan". Ông nói sự tuyên truyền của Đài Loan không có lợi cho thanh niên Đài Loan nhận biết Đại lục. Nếu thanh niên hai bờ có thể giao lưu lẫn nhau thì sẽ tăng thêm sự hiểu biết.
Đối với Ông Vu Tông Tiên mà nói Nhà cầm quyền Đài Loan chỉ xem xét cái gọi là lợi ích an ninh của bản thân, nên thông giao thông trực tiếp luôn là trở ngại cho sự giao lưu hai bờ, mà người bị phương hại lớn nhất là đông đảo nhân dân.
Những năm gần đây, ông Vu Tông Tiên thường xuyên tham gia các cuộc hội thảo nhân dân giữa hai bờ, đây là lần thứ 2 ông đến vùng đông bắc Trung Quốc, với mục đích dự cuộc hội thảo về cải cách và sắp xếp lại doanh nghiệp hai bờ diễn ra tại Trường đại học Cát Lâm.
Ông nói, không có thị trường Đại lục thì kinh tế Đài Loan sẽ bị tác động rất lớn. Ngoại thương là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế của Đài Loan.
Những năm gần đây sự giao lưu thương mại giữa hai bờ ngày càng gắn bó, Đại lục đã trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất và nguồn xuất siêu chủ yếu của Đài Loan. Theo Tổng cục hải quan Trung Quốc, tổng kim ngạch thương mại gián tiếp giữa hai bờ năm 2004 vượt quá 70 tỷ USD, đạt 78,32 tỷ, trong đó Đại lục xuất khẩu sang Đài Loan 13,55 tỷ, nhập khẩu từ Đài Loan 64,78 tỷ USD.
Ông Vu Tông Tiên cho rằng tính bổ sung kinh tế giữa hai bờ rất mạnh, Đài Loan và Đại lục đã hình thành một loạt các dây chuyền ngành nghề, ví dụ Đài Loan và Đông Quan Đại lục hợp tác gắn bó về ngành máy tính, hiện có ít nhất 500 nghìn thương gia Đài Loan tại Thượng Hải, họ không những mang vốn tới Đại lục mà quan trọng hơn là kinh nghiệm của họ.
Ông Vu Tông Tiên cho rằng Đài Loan cần phải mở cửa đối với du khách Đại lục, bởi vì du lịch là ngành công nghiệp không gây ô nhiễm và còn giải quyết được vấn đề thất nghiệp cho Đài Loan.
Là nhà kinh tế học, ông Vu Tông Tiên rất gửi gắm vào sự phát triển kinh tế của Đại lục Trung Quốc. Ông nói nền kinh tế Đại Lục đã được thục đẩy một bước sau quá trình phát triển của vùng tam giác sông Châu Giang, tam giác Trường Giang và vùng biển bột hải, cùng với việc chấn hưng vùng đông bắc và phát triển khu vực miền tây, sự phát triển của nền kinh tế loại hình tiệm tiến này là rất có lợi cho phát triển kinh tế Đại lục, hiện nay giá thành lao động của vùng ven biên đã tăng cao, dòng vốn sẽ dần dần chuyển dịch vào nội địa.
|