Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2005-10-20 18:59:11    
Từ Thần Châu 5 đến Thần Châu 6 - Ngành hàng không vũ trụ có người lái của Trung Quốc cất bước tiến lớn

Xin Hua
Sau khi tàu vũ trụ có người lái Thần Châu 5 thực hiện giấc mờ bay lên vũ trụ hằng nghìn năm qua của người Trung Quốc, tàu Thần Châu 6 lại một lần nữa gõ cánh cửa vũ trụ.

Nếu nói tàu Thần Châu 5 đã thực hiện bước đột phá lịch sử của ngành hàng không vũ trụ có người lái của Trung Quốc, thì tàu Thần Châu 6 lại là một bước đột phá quan trọng nữa, nó đánh dấu ngành hàng không vũ trụ có người lái của Trung Quốc đã thực sự bước vào giai đoạn mới thí nghiệm khoa học vũ trụ có sự tham gia của con người.

Hai năm trước, nhà phi hành gia Dương Lợi Vĩ một mình bay trong vũ trụ 21 giờ đồng hồ không tham gia thao tác thí nghiệm khoa học, cũng không đi vào khoang qũi đạo. Nhưng hai phi hành gia Phí Tuấn Long và Nhiếp Hải Thắng trên con tàu Thần Châu 6 lần này sẽ bay trong vũ trụ nhiều ngày và còn cơi bộ quần áo vũ trụ từ khoang trở về lần đầu tiên đi vào khoang qũi đạo tiến hành các hoạt động thí nghiệm khoa học vũ trụ và sinh hoạt bình thường. Đây là sự mở đầu thực sự thể hội cuộc sống trên vũ trụ của người Trung Quốc, là một bước đi quan trọng kế thừa truyền thống và mở ra tương lai của ngành hàng không vũ trụ có người lái của Trung Quốc.

Từ tàu Thần Châu 5 đến Thần Châu 6, năng lực hàng không vũ trụ có người lái của Trung Quốc lại được nâng cao thêm một bước. Con người là hạt nhân của hàng không vũ trụ có người lái, con người liệu có thể làm việc và sinh sống nhiều ngày trên vũ trụ hay không là vấn đề nền tảng cần giải quyết trong công trình hàng không vũ trụ có người lái. Tàu Thần Châu 6 đảm nhiệm sứ mạng kiểm nghiệm năng lực bay "nhiều ngày và nhiều người" trên vũ trụ của Trung Quốc. Nếu chuyến bay lần này diễn ra thuận lợi sẽ đặt nền tảng vững chắc cho hoạt động đi bộ ra ngoài vũ trụ và tiếp nối các thiết bị vũ trụ cũng như xây dựng trạm vũ trụ sau này.

Tân lửa đẩy và tàu vũ trụ cho chuyến bay lần này cùng loại với lần trước nhưng tính thoải mái và an toàn được nâng cao. So với tàu Thần Châu 5, tàu Thần Châu 6 đã được cải tiến hơn 110 hạng mục kỹ thuật, tân lửa đẩy Trường Chính 2F cũng được cải tiến 75 hạng mục kỹ thuật, những cải tiến này phần lớn là được căn cứ theo cảm nhận thu được trong chuyến bay lần đầu của phi hành gia Dương Lợi Vĩ, là người đầu tiên bay vào vũ trụ của Trung Quốc, anh Dương Lợi Vĩ đã đóng góp quan trọng cho sự phát triển của hàng không vũ trụ có người lái của Trung Quốc.

Từ tàu Thần Châu 5 đến Thần Châu 6, từ tàu vũ trụ đến con người và thiết bị đều có sự biến đổi to lớn, nhưng một điều không thay đổi là tinh thần hàng không vũ trụ được ngưng đọng bởi sự phấn đấu bền bỉ và hiến dâng vô tư của các thế hệ hàng không vũ Trung Quốc là không thay đổi, đó tức là có sức chịu đựng gian nan, sức chiến đấu, tinh thần đột phá và hiến dâng hơn bao giờ hết.