Nghe Online
Câu thành ngữ này có xuất xứ từ "Thư đoạn" củaTrương Hoài Quán triều nhà Đường.
Vương Hi Chi người Hội Khê triều nhà Tấn, là một nhà thư pháp nổi tiếng trong lịch sử TQ. Chữ của ông đẹp mà khỏe khoắn, mềm mại nhưng cương cường, có rất nhiều nhà thư pháp nổi tiếng sau này đều lấy chữ của ông làm mẫu. Những thư thiếp nổi tiếng của ông được giữ lại hiện nay có "Lan đình tập tự" và "Hoàng đình kinh" v v.
Sở dĩ chữ của Vương Hi Chi rất đẹp, một phần là do trời phú, nhưng điều quan trọng hơn là ông rất chịu khó tập viết. Để viết được một chữ vừa ý, ngay trong lúc nằm nghĩ hay đi đường, ông đều ngẫm nghĩ về kết cấu của thể chữ, suy tưởng về khí thế của nó, hơn nữa còn thường xuyên dùng ngón tay mô phỏng trên vạt áo, lâu rồi đến nỗi vạt áo cũng rách bươm.
Trong khi luyện bút, mỗi khi viết xong, ông thường ra bờ ao rửa nghiên bút. Lâu ngày rồi nước ao cũng biến thành một màu đen.
Một hôm, khi hoàng đế đến làm lễ cúng tế ở ngoại ô phía bắc, vua bảo Vương Hi Chi viết chúc từ trên một tấm ván rồi sai thợ điêu khắc. Trong khi điêu khắc, người thợ khắ́c cảm thấy vô cùng kinh ngạc, nét bút của Vương Hi Chi rất khỏe khoắn đã khắc sâu vào gỗ đến ba phân, mới than rằng: "Chữ viết của hữu tướng quân Vương Hi Chi quả thật là Nhập mộc tam phân".
|