Nghe Online
Câu thành ngữ này có xuất xứ từ "Sử ký-Lưu hầu thế gia".
Thời còn trẻ, một hôm khi Trương Lương đang một mình tản bộ trên cầu Di Thủy ở gần Hại Bì thì thấy một cụ già đang từ phía trước đi tới, cụ cố ý làm rơi mất giầy rồi gọi Trương Lương lại nói: "Này anh bạn trẻ, hãy giúp tôi nhặt giầy lên".
Trương Lương cảm thấy mất hứng, nhưng lại nghĩ thương ông già, liền vội xuống cầu nhặt giầy lên, thì đã nghe ông cụ nói: " Nào, hãy xỏ giầy vào cho ta".
Trương Lương tuy cảm thấy khó chịu, nhưng cũng xỏ giầy vào chân cho ông cụ. Cụ già đứng lên chẳng nói một lời cảm ơn rồi đi thẳng. Một lát sau, cụ quay lại nói: "Anh tuy còn trẻ nhưng lại rất nhân từ, thật xứng đáng được ta truyền dạy cho, 5 ngày sau hãy đến đây gặp ta ".
Sáng sớm ngày thứ 5, Trương Lương đến bên cầu thì đã thấy cụ già đang ngồi đợi ở đó, cụ tỏ ra rất không vừa ý bảo Trương Lương sau 5 ngày lại đến gặp. Năm ngày sau, Trương Lương tuy đến rất sớm, nhưng vẫn chậm hơn một bước chân, nên cụ già lại bào Trương Lương 5 ngày sau nữa lại đến gặp. Lần này Trương Lương đến bên cầu từ lúc tờ mờ sáng ngồi đợi ông cụ. Khi cụ đến thấy vậy rất phấn khởi nói với Trương Lương rằng: "Anh bạn trẻ, anh làm như vậy mới đúng". Cụ nói xong bèn đem tặng cho Trương Lương cuốn sách " Binh pháp Thái công" và dặn rằng; "Anh hãy chăm chỉ nghiên cứu cuốn sách này, khi đã thông thạo rồi thì sau này anh có thể làm thầy của vua". Cụ già nói xong liền lặng lẽ đi thẳng.
Trương Lương rất miệt mài nghiên cứu cuốn " Binh pháp Thái công". Về sau quả nhiên trở thành mưu sĩ quan trọng của Hán cao tổ Lưu Bang.
|