Trong các cuộc thi cử tạ tại Thế vận hội lần này, Đoàn Liên Xê xưng hùng trước kia đã vấp phải sự thách thức của các lực sĩ Bun-ga-ri, mỗi đoàn đều giành được 3 huy chương vàng, trong đó Đoàn Bun-ga-ri giành được hơn 2 huy chương bạc. Sự trỗi dậy của Bun-ga-ri báo hiệu thời đại đua tranh giữa Bun-ga-ri và Liên Xô trong môn cử tạ đã bắt đầu. Trong các cuộc thi cử tại tại Thế vận hội Mu-ních, Lực sĩ Liên Xô A-lếch-xây-ép lần đầu tiên thể hiện tiềm năng, anh đã giành huy chương vàng ở hạng cân trên 110 kg với ưu thế hơn vận động viên xếp thứ 2 những 30 kg.
Các nội dung vật có sự thay đổi tại Thế vận hội lần này. Tăng thêm nội dung vật tự do và vật cổ điển ở hạng cân 48 kg, các nội dung khác cũng có sự điều chỉnh về thể trọng và chia hạng cân trên 97 kg thành hai hạng cân 100 kg và trên 100 kg. Như vậy môn vật tự do và vật cổ điển đã từ 8 nội dung trước đây nâng lên thành 10 nội dung. Sự thay đổi của môn cử tạ và vật đã nói lên sự phân loại của hai môn này càng thêm chi tiết, càng thêm khoa học và hợp lý.
Đô vật tự do nổi tiếng, vận động viên Liên Cô Mét-vơ-ki 35 tuổi từng đoạt huy chương vàng ở hạng nặng tại thế vận hội năm 1964, và hai lần đoạt huy chương vàng tại ở hạng cân nặng tại thế vận hội năm 1968 và tại thế vận hội lần này, trở thành vận động viên ba lần giành chức vô địch tại thế vận hội. Anh còn 8 lần đoạt chức vô địch tại Giải vô địch thế giới năm 1962 và 1971.
Đội Cộng hoà Liên bang Đức và Anh giành hai huy chương vàng trong các môn đua ngựa. Nổi bật nhất là vận động viên Cộng hoà Liên bang Đức Lin-xen-hốp, chị giành chức vô địch trong môn điều khiển ngựa, trở thành nữ tuyển thủ đầu tiên giành huy chương vàng trong môn thi không phân biệt nam nữ.
Chị từng giành huy chương đồng ở nội dung các nhân trong năm 1956, và giành huy chương bạc trong giải đồng đội. Vận động viên Anh Uôn-xơn 24 tuổi cũng là một nhân vật gây sự chú ý. Chị phối hợp với đồng đội nam giành 3 huy chương vàng giải đồng đội. Trước đó, năm 1970 chị từng giành thắng lợi trong Giải vô địch thể giới các môn này, trở thành nhà vô địch nữ đầu tiên thế giới trong môn đua ngựa.
Trong các môn bóng tại thế vận hội lần này xuất hiện nhiều bất ngờ. Bóng ném là môn ưu thế của người Đức. Nhưng tại thế vận hội lần này huy chương vàng lại lọt vào tay vận động viên Nam Tư, còn đội Liên bang Đức chỉ xấp thứ 6. Khúc côn cầu là môn truyền thống của Ấn-độ và Pa-ki-xtan. Tại thế vận hội lần này, đội Ấn-độ giành huy chương đồng, đội Pa-ki-xtan giành huy chương bạc, còn huy chương vàng lọt về tay đội Liên bang Đức. Đây là lần đầu tiên người châu Á không để mất huy chương vàng trong môn này kể từ thế vận hội năm 1928 đến nay.
|